Sáng nay 22/7, lúc 8 giờ 30 phút (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới tại thị trường châu Á vào giao dịch quanh ngưỡng 1.716 USD/ounce, tăng mạnh hơn 24 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.
Trước đó, chốt phiên tại thị trường Mỹ đêm qua – rạng sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao ngay đứng tại mức 1.718 USD, cũng tăng mạnh 22 USD/ounce so với chốt phiên trước tại thị trường này.
Giá vàng SJC sáng nay đảo chiều tăng mạnh so với chốt phiên trước. Cụ thể, giá vàng SJC tại TP Hồ Chí Minh giao dịch mua - bán quanh mức 64,3 – 66,3 triệu đồng/lượng.
Tại Hà Nội và Đà Nẵng, giá vàng SJC giao dịch mua - bán trong khoảng 64,3 – 66,32 triệu đồng/lượng. Các thị trường trên đều tăng mạnh 1,1 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 2 đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji niêm yết trên thị trường Hà Nội mua - bán quanh mức 64 – 66 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 1 triệu đồng/lượng giá chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Công ty Phú Quý 64 – 66 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 700.000 đồng/lượng chiều mua vào và 800.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 2 triệu đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn tròn trơn Phú Quý 24K được Công ty Phú Quý niêm yết (mua - bán) ở mức 52,05 – 52,85 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 450.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 400.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 800.000 đồng/lượng.
Vàng nguyên liệu 9999 của Tập đoàn Doji, niêm yết giá mua - bán tại Hà Nội quanh mức 51,65 – 52,35 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 300.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 200.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 700.000 đồng/lượng.
Giá vàng thế giới tăng mạnh là do, ngày 21/7 Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tăng mạnh lãi suất đồng EUR lên 0,5%, mạnh hơn mức tăng dự kiến trước đó là 0,25%, chấm dứt thời kỳ lãi suất âm kể từ năm 2014 trở lại đây. Với mức tăng lãi suất này, mức huy động đồng EUR tăng lên 0%. Đây là ngân hàng trung ương cuối cùng tăng lãi suất sau khi lạm phát tăng mạnh.
Giới phân tích cho rằng, với mức tăng lãi suất mạnh tay như ECB cũng chưa thể kiềm chế lạm phát trong khu vực đã tăng lên mức quá cao, tuy nhiên có cũng còn hơn không. Lãi suất đồng EUR tăng đã khiến đồng EUR tăng giá so với đồng USD. Khi USD rẻ đi thì giới đầu tư mua vàng trở lại.
Cùng với đó, ECB cũng nhận định, cơ quan này đã rất khó khăn đưa ra quyết định giữa kiểm soát lạm phát và phục hồi kinh tế. Hiện kinh tế khu vực châu Âu ngoài lạm phát tăng cao do đứt gãy nguồn cung, còn do Nga đe doạ cắt nguồn cũng khí đốt.
Mới đây, Phó Thủ tướng Nga Prime Minister Alexander, cho biết nước này sẽ không xuất khẩu dầu mỏ ra thị trường thế giới nếu mức giá trần thấp hơn chi phí sản xuất. Thông tin này được đưa ra khi Mỹ và nhiều nước đang cân nhắc áp mức giá trần lên dầu nhập khẩu từ Nga nhằm gia tăng sức ép đối với Moskva liên quan đến chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra tại Đức, lãnh đạo các nền kinh tế phát triển đã thống nhất nghiên cứu các phương án để cấm bảo hiểm và vận chuyển dầu cùng các sản phẩm xăng dầu của Nga, trừ trường hợp giá bán dưới mức trần.
Thông tin kể trên đã khiến cho leo thang chính trị và có thể đẩy nền kinh tế thế giới trầm trọng hơn khi Nga không cung ứng xăng dầu ra thị trường. Giới đầu tư cho rằng, căng thẳng địa chính trị sẽ đẩy giá năng lượng tiếp tục tăng cao, kinh tế khả năng cao rơi vào suy thoái. Do đó, họ đã đẩy mạnh mua vàng để lưu trú dòng vốn khi rủi ro trên thị trường tăng.