Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giá vàng hôm nay 26/4: Lao dốc ngay đầu phiên, xu hướng còn giảm sâu

Kinhtedothi - Giá vàng sáng 26/4 trên thị trường quốc tế và trong nước tiếp tục lao dốc khi đồng USD chưa ngừng tăng mạnh mẽ.
Giá vàng thế giới và trong nước cùng giảm sâu. Ảnh minh họa.

Sáng nay (26/4), giá vàng thế giới tại thị trường châu Á vào lúc 8 giờ 30 phút (giờ Hà Nội) giao dịch quanh ngưỡng 1.898 USD/ounce, giảm 28 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.

Trước đó, chốt phiên giao dịch đêm qua - rạng sáng 26/4 (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới tại thị trường Mỹ đứng ở mức hơn 1.898 USD/ounce, giảm 33 USD so với chốt phiên trước tại thị trường này.

Giá vàng SJC trên thị trường trong nước cũng giảm mạnh so với chốt phiên trước. Cụ thể, Giá vàng SJC tại TP Hồ Chí Minh giao dịch mua - bán quanh mức 69,4 – 70,1 triệu đồng/lượng.

Tại Hà Nội và Đà Nẵng giao giá vàng SJC dịch mua - bán trong khoảng 69,4 – 70,12 triệu đồng/lượng. Các thị trường trên đều giảm mạnh 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 700.000 đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji, niêm yết trên thị trường Hà Nội mua - bán quanh mức 69,4 – 70,1 triệu đồng/lượng, giảm mạnh 100.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 700.000 đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Công ty Phú Quý, niêm yết trên thị trường Hà Nội mua - bán quanh mức 69,35 – 70,05 triệu đồng/lượng, giảm 150.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 700.000 đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn Phú Quý được Công ty Phú Quý niêm yết (mua - bán) ở mức 55,3 – 56 triệu đồng/lượng, giảm mạnh 150.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. So với giá mở cửa phiên sáng qua, đơn vị này đã giảm 300.000 đồng/lượng. Chênh lệch mua - bán là 700.000 đồng/lượng.

Vàng nhẫn Gold 24K của Công ty vàng Việt Nam Gold niêm yết giá mua - bán quanh mức 56,5 - 57,3 triệu đồng/lượng, đi ngang cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. So với giá mở cửa phiên sáng qua, đơn vị này đã giảm 300.000 đồng/lượng vàng nhẫn. Chênh lệch mua - bán là 800.000 đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tiếp tục giảm mạnh bởi đồng USD đi lên mạnh mẽ trong giỏ 6 đồng tiền chủ chốt thanh toán quốc tế. Chỉ số Dollar-Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh đã tăng 0,54% lên 101,762 điểm vào đầu phiên sáng nay. Giới đầu tư cho rằng, đồng USD mạnh lên khiến việc chi trả phí ký gửi đầu tư vàng đắt đỏ và họ lo ngại vàng còn giảm sâu khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm vào đầu tháng 5 tới đây.

Cùng với đồng USD tiếp tục đi lên, giá vàng còn chịu ảnh hưởng khi các nền kinh tế tiếp tục thông tin tích cực, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây và Mỹ đối với Nga làm gián đoạn các chuỗi cung ứng trên toàn cầu. Đặc biệt, nền kinh tế Nga tưởng chừng sẽ chịu ảnh hưởng kéo dài từ các lệnh trừng phạt nghiêm khắc nhất trong lịch sử nhưng đã ổn định trở lại.

Cụ thể, Tổng thống Vladimir Putin ngày 25/4 cho biết: Nền kinh tế Nga đã ổn định sau khi bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ liên quan đến chiến dịch đặc biệt ở Ukraine. Trong đó, lạm phát đã chậm lại, tốc độ tăng giá hàng tuần đã tiệm cận mức bình thường và giá một số mặt hàng đã bắt đầu giảm.

Nguyên nhân chính là do giá trị đồng rúp mạnh lên, cung hàng hóa dần ổn định đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Chính phủ Nga đang tiến hành thử nghiệm đồng rúp kỹ thuật số để có thể thực hiện một số giao dịch thanh toán quốc tế vào năm 2023 trong bối cảnh Nga đã bị các nước phương Tây trừng phạt chặn tài khoản ngân hàng và những cá nhân có tài khoản ở nước ngoài.

Chuyên gia nhận định, khi đồng USD tăng là bất lợi lớn cho vàng, giới đầu tư đã bán tháo nhằm nắm giữ tiền. Cùng với đó, khi các nền kinh tế vẫn đang cho tín hiệu tăng trưởng tốt, do đó giá vàng chưa tìm thấy yếu tố hỗ trợ để đi lên. Dự báo giá vàng có thể còn lùi sâu cho đến khi Fed kết thúc kỳ họp vào đầu tháng 5 tới. Khi đó, thị trường sẽ định hướng rõ được mục tiêu của Fed từ đó sẽ biết được hướng đi của giá vàng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

Phấn đấu năm 2030 GRDP bình quân đầu người tỉnh An Giang đạt 7.500 USD trở lên

13 Jul, 12:31 PM

Kinhtedothi – Tỉnh ủy An Giang vừa có Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI nhiệm kỳ 2020 - 2025, trình tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong đó đề cập tới  mục tiêu đến năm 2030, An Giang là tỉnh phát triển khá của cả nước và là trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia.

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

Ngăn chặn nguy cơ bùng phát bệnh dịch tả lợn châu Phi

13 Jul, 11:54 AM

Kinhtedothi - Từ đầu năm 2025 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại nhiều tỉnh, TP, đặc biệt là ở nhiều địa phương khu vực miền Bắc. Dù hầu hết các ổ dịch đều ở quy mô nông hộ nhỏ lẻ và cơ bản được kiểm soát tốt, tuy nhiên nguy cơ bùng phát diện rộng là không thể chủ quan.

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

Kết nối thị trường tiêu thụ nông sản

13 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Hiện trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều loại nông sản, đặc sản được xây dựng thương hiệu, sản xuất theo hướng an toàn và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tuy nhiên, các hợp tác xã, người dân vẫn loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm này, nhất là thời điểm vào vụ thu hoạch.

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

Cấp thiết hoàn thiện pháp lý xuất xứ hàng hoá Việt Nam

13 Jul, 11:28 AM

Kinhtedothi - Với hàng loạt điểm mới, dự thảo Nghị định về hàng hoá có xuất xứ Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng cường tính minh bạch và nhất quán trong việc xác định xuất xứ hàng hóa, giúp Việt Nam tránh nguy cơ bị áp thuế phòng vệ, điều tra gian lận từ các nước nhập khẩu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ