Sáng nay, giá vàng trên thị trường quốc tế đảo chiều tăng so với phiên trước. Lúc 8 giờ 30 phút (giờ Hà Nội), giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á ở quanh ngưỡng 1.974 USD/ounce, tăng nhẹ 3 USD/ounce so với chốt phiên giao dịch cuối tuần trước.
Giá vàng SJC tại thị trường tự do sáng nay cũng tăng mạnh so với chốt phiên trước. Cụ thể, lúc 8 giờ 30 phút, giá vàng SJC tại thị trường TP Hồ Chí Minh giao dịch mua - bán quanh mức 66,55 – 67,25 triệu đồng/lượng.
Tại Hà Nội và Đà Nẵng, giá vàng SJC giao dịch mua - bán trong khoảng 66,55 – 67,27 triệu đồng/lượng. Các thị trường trên đều giảm 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán là 700.000 đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại tập đoàn Doji niêm yết trên thị trường Hà Nội mua - bán quanh mức 66,5 – 67,2 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 700.000 đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại công ty Phú Quý 66,55 – 67,25 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán là 700.000 đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn tròn trơn Phú Quý 24K được công ty Phú Quý niêm yết (mua - bán) ở mức 54,9 – 55,9 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán 1 triệu đồng/lượng.
Vàng nhẫn Doji 9999 của tập đoàn Doji niêm yết giá mua - bán tại Hà Nội quanh mức 54,85 – 55,87 triệu đồng/lượng, giữ giá chiều mua vào và giảm 130.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán 1,02 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới bật tăng là do, Tổng Giám đốc IMF – bà Kristalina Georgieva vừa đưa ra dự báo kinh tế toàn cầu năm 2023. Bà Kristalina Georgieva cho biết, kinh tế toàn cầu năm 2023 sẽ tăng trưởng chậm lại dưới 3% do hậu quả của đại dịch Covid-19, chiến sự ở Ukraine và chính sách tiền tệ thắt chặt.
Mặc dù, Tổng giám đốc IMF đánh giá cao sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc, với mức tăng trưởng GDP dự kiến là 5,2% trong năm 2023, mang lại một số hy vọng cho nền kinh tế thế giới. Nhưng bà cũng cho biết, nền kinh tế toàn cầu vẫn đang chịu khá nhiều rủi ro.
Trong đó, đáng chú ý nhất là sự mất ổn định tài chính toàn cầu chưa hết. Hiện IMF vẫn đang theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường tài chính toàn cầu khi lãi suất tăng mạnh. Bà Georgieva cảnh báo, thế giới đang phân chia mảnh địa kinh tế, khiến sự cạnh tranh và chia rẽ gay gắt, đẩy nhiều người đến sự nghèo đói hơn.
Những dự báo và cảnh báo của Tổng Giám đốc IMF đã khiến giới đầu tư trên thị trường vẫn gom vàng để đề phòng rủi ro, do đó đẩy giá vàng tăng trở lại.Chuyên gia dự báo, giá vàng vẫn chịu tác động giữa các yếu tố tích cực và không tích cực. Bời bên cạnh những rủi ro được Tổng Giám đốc IMF đã ra thì thị trường cũng đang có tín hiệu tốt.
Cụ thể, chỉ số nhà quản trị mua hàng trong lĩnh vực dịch vụ (PMI) của khu vực châu Âu, tháng 3 tăng mạnh lên 55,6 điểm, cao hơn mức của tháng 2 là 52,7 điểm và mức dự báo là 52,5 điểm.Chỉ số PMI tăng trên 50 điểm cho biết hoạt động của ngành dịch vụ đang được mở rộng. Trong khi đó, mức tháng 3 tăng khá mạnh sẽ cho thấy khu vực kinh tế châu Âu đang mở rộng phát triển các dịch vụ.
Chuyên gia nhận định, kinh tế có thể tăng trưởng tích cực ở Trung Quốc, châu Âu. Trong tuần này, Mỹ sẽ công bố GDP quý 4/2022. Nếu kinh tế Mỹ cho tín hiệu tích cực thì vàng sẽ khó tăng cao, mà có thế giảm sâu.