Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá vàng hôm nay 4/8: Thế giới bật tăng, SJC diễn biến bất thường

Bích Hời
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá vàng sáng nay 4/8, trên thị trường thế giới đảo chiều tăng sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC +) đã nâng kế hoạch xuất khẩu dầu mỏ trong tháng 9.

Giá vàng thế giới tăng, SJC bất thường.
Giá vàng thế giới tăng, SJC bất thường.

Sáng nay 4/8, lúc 8 giờ 30 phút (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới tại thị trường châu Á giao dịch quanh ngưỡng 1.769 USD/ounce, tăng hơn 12 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.

Trước đó, chốt phiên tại thị trường Mỹ đêm qua – rạng sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao ngay đứng tại mức 1.765 USD, tăng hơn 5 USD/ounce so với chốt phiên trước tại thị trường này.

Giá vàng SJC sáng nay diễn biến bất thường so với chốt phiên trước. Cụ thể, giá vàng SJC tại TP Hồ Chí Minh giao dịch mua - bán quanh mức 66,2 – 67,2 triệu đồng/lượng.

Tại Hà Nội và Đà Nẵng, giá vàng SJC giao dịch mua - bán trong khoảng 66,2 – 67,22 triệu đồng/lượng. Các thị trường trên đều tăng mạnh 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. So với giá mở cửa phiên sáng qua, các thị trường trên đã giảm 1,2 triệu đồng/lượng chiều mua và giảm 1 triệu đồng/lượng chiều bán. Chênh lệch mua - bán thu hẹp từ mức 1 triệu xuống còn 800.000 đồng.

Giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji niêm yết trên thị trường Hà Nội mua - bán quanh mức 65,75 – 67,15 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 750.000 đồng/lượng chiều mua vào và tăng 650.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. So với giá mở cửa phiên sáng qua, đơn vị này đã giảm 1,4 triệu đồng/lượng chiều mua và giảm 1 triệu đồng/lượng chiều bán. Chênh lệch 2 chiều mua - bán là 1 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Công ty Phú Quý 66 – 67 triệu đồng/lượng, tăng mạnh 200.000 đồng/lượng cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. So với giá mở cửa phiên sáng qua, đơn vị này đã giảm 1,2 triệu đồng/lượng chiều mua và chiều bán. Chênh lệch mua - bán là 1 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn tròn trơn Phú Quý 24K được Công ty Phú Quý niêm yết (mua - bán) ở mức 52,6 - 53,4 triệu đồng/lượng, đi ngang cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 800.000 đồng/lượng.

Vàng nguyên liệu 9999 của Tập đoàn Doji, niêm yết giá mua - bán tại Hà Nội quanh mức 52,45 – 53,3 triệu đồng/lượng, tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 850.000 đồng/lượng.

Tổ chức OPEC+ đã quyết định tăng 100.000 thùng dầu trong tháng 9, khiến giá dầu trên thị quốc tế đã giảm mạnh khoảng 4% xuống 90,66 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York đối với dầu WTI ngọt nhẹ giao tháng 9.

Giá dầu mỏ giảm mạnh ngoài OPEC+ tăng sản lượng xuất khẩu, thị trường còn lo ngại kinh tế dễ rơi vào suy thoái. Cùng với đó, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) mới tăng lãi suất đồng bảng Anh lên 0,5%, mức cao nhất trong vòng 27 năm qua. Như vậy, các ngân hàng trung ương đang đẩy mạnh chính sách thắt chặt tiền tệ, khiến các đồng tiền tăng giá.

Giá dầu giảm, lo ngại kinh tế suy thoái đã đẩy giá vàng tăng trở lại chỉ sau 1 phiên giảm trước đó. Chuyên gia nhận định, giá vàng có thể sẽ còn ở quanh vùng 1.770 USD/ounce và khó có thể vượt ngưỡng 1.800 USD.

Bởi, cho đến thời điểm này về mặt kỹ thuật thì nền kinh tế Mỹ có thể sớm rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, Trung Quốc bắt đầu nối lại các chuỗi cung ứng hàng hoá sau khỉ dỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tại Mỹ tuy có giảm nhẹ so với tháng trương nhưng tăng mạnh so với dự đoán. Nếu giá dầu giảm sẽ kích thích các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tiếp tục đẩy mạnh sản xuất. Điều này sẽ giúp kinh tế tăng trưởng và vàng sẽ khó tăng mạnh.