Sáng nay, lúc 8 giờ 5 phút (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao ngay tại thị trường châu Á ở quanh ngưỡng gần 1.918 USD/ounce, giảm hơn 8 USD/ounce so với giao dịch cùng thời điểm này sáng qua.
Trước đó, chốt phiên giao dịch tại thị trường Mỹ vào đêm qua - rạng sáng nay (giờ Hà Nội), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức trên 1.917 USD/ounce, giảm 9 USD/ounce so với chốt phiên trước tại thị trường này.
Giá vàng trên thị trường sáng nay giảm so với chốt phiên trước. Cụ thể, lúc 8 giờ 30 phút, giá vàng SJC tại thị trường TP Hồ Chí Minh giao dịch mua - bán quanh mức 67,75 – 68,35 triệu đồng/lượng.
Tại Hà Nội và Đà Nẵng, giá vàng SJC giao dịch mua - bán trong khoảng 67,75 – 68,37 triệu đồng/lượng. Các thị trường trên đều giảm 50.000 đồng/lượng chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán ở mức 600.000 đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji, giao dịch trên thị trường Hà Nội, mua - bán quanh mức 67,7 – 68,45 triệu đồng/lượng, đi ngang cả chiều mua vào và bán ra. Chênh lệch mua - bán là 750.000 đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Công ty Bảo Tín Minh Châu 67,82 – 68,35 triệu đồng/lượng, đi ngang cả chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua – bán là 600.000 đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn sáng nay diễn biến trái chiều nhau. Cụ thể, giá vàng nhẫn tròn trơn vàng rồng được Công ty Bảo Tín Minh Châu, đứng phiên trước (mua - bán) ở mức 56,31 – 57,16 triệu đồng/lượng, ngang giá cả chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán 850.000 đồng/lượng.
Vàng nhẫn Doji 9999 của Tập đoàn Doji tại thị trường Hà Nội giao dịch quanh mức 55,95 – 57 triệu đồng/lượng, đi ngang cả chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước.. Chênh lệch mua – bán là 1 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới có phiên giảm mạnh thứ 3 liên tiếp là do đêm qua – rạng sáng nay (giờ Hà Nội), thị trường đón nhận thông tin chỉ số nhà quản trị của 2 lĩnh vực là PMI hỗn hợp của S&P Global và PMI dịch vụ tháng 8 đều cao hơn mức 50 mức mở rộng.
Cụ thể chỉ số PMI hỗn hợp của S&P Global ở mức 50,2 điểm và PMI dịch vụ ở mức 50,5 điểm. Mặc dù 2 chỉ số này thấp hơn mức dự báo trước đó và đạt được của tháng 7, nhưng đây vẫn giữ ở mức mở rộng của các hoạt động sản xuất và dịch tại Mỹ.
Ngoài ra, ngày 6/9 Mỹ đã công bố hoạt động kinh doanh phi sản xuất (ISM) đạt ở mức 57,3 điểm cao hơn 57,1 điểm trước đó. Chỉ số việc làm phi sản xuất tháng 8 cũng tăng mạnh lên 54,7 điểm, cao hơn mức đạt được trước đó là 50,7 điểm.
Cùng với đó, chỉ số đơn đặt hàng mới lĩnh vực phi sản xuất của ISM đã tăng lêm mức 57,5 điểm, cao hơn nhiều mức 55 điểm của tháng 7.Như vậy, trong phiên ngày 6/9 Mỹ đã công bố hàng loạt thông tin cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phục hồi tích cực. Điều này đã giúp đồng USD tăng và gây áp lực lên vàng.
Nhà đầu tư đã bán tháo vàng tài sản chỉ mang tính lưu trú vốn để chuyển đổi đầu tư khi nền kinh tế tích cực. Chỉ riêng Quỹ ủy thác vàng lớn nhất thế giới là SPDR đã bán ròng 2 phiên liền vừa qua. Trong đó phiên ngày 6/9 đã bán ròng tới 3,17 tấn vàng.
Chuyên gia nhận định, nền kinh tế cho tín hiệu tích cực, điều này tăng mức dự báo Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ thêm 1 lần tăng lãi suất từ này đến cuối năm để đảm bảo lạm phát về mức mục tiêu 2%. Khi lãi suất tăng thêm sẽ còn đẩy giá vàng giảm sâu.