Theo đại biểu Nguyễn Phương Thủy, từ đầu năm 2022 đến nay, đặc biệt là sự chênh lệch quá cao về giá vàng tại Việt Nam với giá vàng trên thị trường thế giới, gây tâm lý lo lắng, bất an cho người dân, làm giảm niềm tin vào giá trị của đồng tiền Việt Nam và làm gia tăng lạm phát, đại biểu đề nghị Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Việt Nam đối với tình trạng nêu trên?
Trả lời vấn đề đại biểu quan tâm liên quan đến vấn đề chênh lệch giá vàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, diễn biến giá vàng trên thị trường quốc tế rất phức tạp và khó lường, chịu tác động của nhiều yếu tố. Có thời điểm giá vàng tăng rất cao nhưng có lúc lại hạ xuống rất thấp.
"Ở Việt Nam, giá vàng có cùng xu hướng với thế giới, tuy nhiên tốc độ điều chỉnh tăng thì nhanh hơn, nhưng tốc độ điều chỉnh xuống thì chậm hơn." - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.
Chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, do nguồn cung vàng miếng trong nước bị giảm đi, biến động giá vàng thế giới khiến bản thân các doanh nghiệp vàng miếng trong nước lo ngại rủi ro, do đó niêm yết giá khá cao.
"Với vai trò quản lý nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Việt Nam sẽ sẵn sàng điều tiết nếu thấy cần thiết. Tuy nhiên, theo số liệu cập nhật được thì người dân không có nhu cầu mua vàng miếng quá nhiều. Do đó, ngân hàng chưa can thiệp, chỉ trong trường hợp cần thiết mới tiến hành nhập khẩu vàng để can thiệp." - Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.
Nợ xấu gia tăng, rủi ro của nền kinh tế chuyển sang lĩnh vực ngân hàng
Đại biểu Lưu Văn Đức (đoàn tỉnh Đắk Lắk) cho rằng, một trong những tác động của đại dịch Covid- 19 là làm gia tăng nợ xấu, nhiều rủi ro từ nền kinh tế sẽ chuyển sang lĩnh vực ngân hàng. Đại biểu đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá vấn đề này như thế nào? Các giải pháp khắc phục nợ xấu gia tăng trong thời gian tới ra sao?
Về vấn đề gia tăng nợ xấu do tác động của đại dịch Covid-19, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, do nền kinh tế chịu tác động đại dịch Covid-19 nên nợ xấu của hệ thống ngân hàng gia tăng.
Trước khó khăn của doanh nghiệp và người dân, ngay trong tháng 3/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có thông tư để cho phép các doanh nghiệp, người dân cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.
Ngay từ khi ban hành thông tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì cũng đã có sự chủ động trong quy định, yêu cầu các tổ chức tín dụng đưa ra lộ trình trích lập dự phòng rủi ro đối với những khoản nợ được hư cấu, giữ nguyên nhóm nợ để khi nợ xấu phát sinh thì có nguồn lực tài chính để xử lý.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn tỉnh Kiên Giang) đề nghị Thống đốc nêu rõ quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với định hướng cấp tín dụng trong lĩnh vực chứng khoán, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng hiện nay trong bối cảnh thị trường này đang nóng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đồng thời, đề nghị Thống đốc cho biết những giải pháp của ngành ngân hàng sẽ triển khai trong thời gian tới để kiểm soát nợ xấu?
Đối với quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp tín dụng đối với đầu tư kinh doanh chứng khoán, Thống đốc Ngân hàng cho biết, thị trường chứng khoán có rất nhiều chủ thể thu hút nhiều nguồn vốn tham gia, trong đó nguồn vốn tín dụng là một kênh. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành khuôn khổ pháp lý quy định, khi các tổ chức tín dụng tham gia thị trường chứng khoán thì phải đảm bảo kiểm soát được rủi ro.
Cụ thể, đối với cổ phiếu, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các tổ chức tín dụng không được trực tiếp mua cổ phiếu của doanh nghiệp, mà phải thành lập công ty con, công ty liên kết để mua để tách biệt rủi ro của các ngân hàng. Với trái phiếu doanh nghiệp, ngoài vai trò trực tiếp mua trái phiếu doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng còn đóng vai trò cấp tín dụng cho tổ chức cá nhân để đầu tư chứng khoán. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng này cần có tỷ lệ cấp tín dụng không vượt quá 5% vốn điều lệ để đảm bảo kiểm soát rủi ro.