Đầu phiên sáng nay, trên thị trường châu Á, lúc 8 giờ 20 phút (giờ Hà Nội) giá vàng thế giới giao dịch quanh ngưỡng 1.814 USD/ounce, giảm 3 USD/ounce so với chốt phiên giao dịch cuối tuần trước.
Mở cửa phiên sáng nay, giá vàng SJC trên thị trường tự do đảo chiều tăng so với chốt phiên trước. Cụ thể, lúc 8 giờ 30 phút, giá vàng SJC tại TP Hồ Chí Minh giao dịch mua - bán quanh mức 61,05 - 61,65 triệu đồng/lượng. Giá vàng SJC tại Hà Nội và Đà Nẵng giao dịch mua - bán trong khoảng 61,05 - 61,67 triệu đồng/lượng.
Các thị trường trên đều tăng 50.000 đồng/lượng chiều mua, nhưng giảm 50.000 đồng/lượng chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 600.000 đồng/lượng.
Các doanh nghiệp niêm yết ngang giá vàng miếng SJC so với chốt phiên trước. Cụ thể, giá vàng SJC tại Tập đoàn Doji, niêm yết trên thị trường Hà Nội mua - bán quanh mức 60,95 - 61,6 triệu đồng/lượng, đi ngang cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 650.000 đồng/lượng.
Tại Công ty Phú Quý, niêm yết giá vàng miếng SJC trên thị trường Hà Nội mua - bán ở mức 61,15 - 61,6 triệu đồng/lượng, giảm 70.000 đồng/lượng chiều mua vào và giảm 50.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán ở mức 450.000 đồng/lượng.
Giá vàng nhẫn tròn trơn Phú Quý được Công ty Phú Quý niêm yết (mua - bán) ở mức 52,5 - 53,2 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng cả chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 700.000 đồng/lượng.
Vàng nhẫn Gold 24K của Công ty vàng Việt Nam Gold niêm yết (mua-bán) quanh mức 52,5 – 53,3 triệu đồng/lượng, ngang giá cả chiều mua và chiều bán so với chốt phiên trước. Chênh lệch mua - bán là 700.000 triệu đồng/lượng.
Mặc dù, doanh số bán lẻ trong tháng 12 tại Mỹ đã giảm mạnh 1,9% so với tháng liền trước. Tuy nhiên, chỉ tập trung vào ngành hàng sản xuất công nghiệp nhất là ô tô, do thiếu nguyên, phụ kiện, dẫn đến sản phẩm sản xuất ra không đủ bán.
Trong khi đó, doanh số bán hàng trong mùa mua sắm nghỉ lễ cuối năm 2021 tại Mỹ (tính từ ngày 1/11 đến 24/12) đã tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng hàng năm lớn nhất trong 17 năm, tập trung và quần áo, trang sức, đồ điện tử, hàng tiêu dùng.
Giới phân tích cho rằng, việc giảm doanh số bán lẻ tại Mỹ không phải do nhu cầu tiêu dùng không có, mà do nhà sản xuất đứt gãy nguồn cung đầu vào. Giới phân tích nhận định, nền kinh tế Mỹ dù chịu ảnh hưởng bởi lạm phát và biến thể mới Omicron gia tăng, nhưng sức mua tăng của người tiêu dùng vẫn đang thúc đẩy sản xuất phát triển. Do đó triển vọng phục hồi của nền kinh tế số 1 thế giới vẫn khá tích cực.
Nhờ đó, đồng USD tiếp tục tăng phiên thứ 2 liên tiếp so với các đồng tiền chủ chốt khác. Chỉ số Dllar-Index tăng 0,39% lên 95,148 vào đầu phiên sáng nay. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã lên mức cao 1,788%, nhất trong vòng 2 năm. Nhà đầu tư đã đẩy mạnh bán vàng sau nhưng tín hiệu kinh tế tích cực và đồng USD tăng giá.
Thị trường đang chờ đợi chỉ số tâm lý người tiêu dùng tại châu Âu khi mà biến thể Omicron đang gia tăng mạnh ở khu vực này và tình trạng tăng giá tiêu dùng có đè nặng tâm lý người dân hay không. Cùng với đó, vào giữa và cuối tuần này là biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB); Anh công bố tỷ lệ thất nghiệp, báo cáo lạm phát và doanh số bán lẻ tác động đến tỷ giá đồng bảng Anh so với đồng USD.
Điều này cũng cho thị trường biết được tình hình sức khỏe của kinh tế khu vực châu Âu và Anh để có hướng đầu tư. Dự báo của chuyên gia, vàng thế giới không vượt được ngưỡng 1.835 USD/ounce thì khó có thể tăng mạnh. Trong ngắn hạn vẫn lình xình quanh ngưỡng 1.800 USD/ounce.