Giá xăng dầu hôm nay 14/8: Dầu thô có tuần với xu hướng giảm mạnh

Hoàng Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giảm mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần bởi lo ngại nhu cầu yếu, áp lực nguồn cung hạ nhiệt, giá dầu hôm nay kết thúc tuần giao dịch với xu hướng giảm mạnh.

Chốt tuần giao dịch, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, ngày 14/8 ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 đứng ở mức 91,27 USD/thùng, giảm 2,26 USD/thùng trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 97,97 USD/thùng, giảm 1,63 USD/thùng trong phiên.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tiếp nối đà giảm trong tuần giao dịch trước đó, giá dầu thô bước vào tuần giao dịch từ ngày 8/8 với xu hướng giảm mạnh trước lo ngại nhu cầu tiêu thụ yếu và đồng USD mạnh hơn trong bối cảnh nguồn cung dầu được dự báo tiếp tục được cải thiện.

Diễn biến tiêu cực của dịch bệnh, nhu cầu tiêu dùng của người dân đi xuống, chi phí giá năng lượng tăng cao… và đặc biệt là căng thẳng Mỹ-Trung Quốc leo thang là những tác nhân ảnh hưởng tiêu cực đến các dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu.

Kết thúc cuộc họp chính sách tháng 8/2022, OPEC+ đã quyết định tăng sản lượng thêm 100.000 thùng/ngày trong tháng 9/2022.

Thị trường cũng ghi nhận nhiều tín hiệu cho thấy, phương Tây đang tìm cách “nới lỏng” các biện pháp cấm vận đối với Nga nhằm tránh các rủi ro về kinh tế và nguy cơ khủng hoảng năng lượng khi mùa đông đang đến gần.

Người lao động Vietsovpetro làm việc trên giàn. Ảnh minh họa
Người lao động Vietsovpetro làm việc trên giàn. Ảnh minh họa

Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 8/8 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 đứng ở mức 87,07 USD/thùng, giảm 1,01 USD/thùng trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 93,90 USD/thùng, giảm 1,02 USD/thùng trong phiên.

Tuy nhiên, khi những dữ liệu kinh tế tích cực từ Trung Quốc, Mỹ lần lượt được phát đi và đồng USD yếu hơn, trong khi nhiều nguồn cung dầu, khí đốt bị gián đoạn, giá dầu đã quay đầu tăng mạnh.

Xuất siêu kỷ lục của Trung Quốc trong tháng 7/2022, đạt mức 101 tỷ USD. Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 7/2022, đạt mức 8,79 triệu thùng/ngày.

Theo một số nguồn tin được phát đi ngày 8/8, công ty năng lượng nhà nước Ukraine Ukrtransnafta đã ngừng bơm dầu của Nga qua nhánh phía nam của đường ống Druzhba tới EU. Động thái này được khẳng định sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn cung khí tới các nước Hungary, Cộng hòa Séc, Slovakia.

Dữ liệu từ ANZ cho thấy, nhu cầu dầu năm 2022 ước tăng 1,8 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 99,7 triệu thùng/ngày. Mặc dù vậy, một số thống kê đã đưa dự báo thặng dư nguồn cung dầu trong năm 2022 sẽ ở mức khoảng 800.000 thùng.

Hiện tồn kho dầu thô của Mỹ trong tuần trước đã tăng thêm 2,156 triệu thùng trong tuần trước, vượt xa mức dự báo giảm 400.000 thùng được giới phân tích đưa ra.

Trong phiên giao dịch cuối tuần giá dầu hạ nhiệt khi lo ngại suy thoái kinh tế và áp lực nguồn cung hạ nhiệt, cộng với đồng USD mạnh hơn, giá dầu đã quay đầu giảm mạnh.

Iran và các nước phương Tây đã có nhiều tiến triển trong việc đàm phán, mở ra kỳ vọng về khả năng Iran có thể tăng sản lượng xuất khẩu trong những tháng tới.

Đường ống dẫn dầu Druzhba có khả năng hoạt động trở lại sớm hơn dự kiến.

Ngoài ra, lo ngại về làn sóng Covid-19 thứ 4 đang tái bùng phát tại nhiều quốc gia, trong đó có Ấn Độ, đã tạo áp lực giảm giá không nhỏ đối với dầu thô khi nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu đang thấp hơn kỳ vọng.

Sự “bất ổn”của giá dầu tiếp tục được thể hiện trong phiên giao dịch cuối tuần khi thị trường đồng thời ghi nhận 2 báo cáo từ OPEC và IEA với những nhận định, dự báo khá khác nhau về triển vọng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu.

Khi những lo ngại về suy thoái kinh tế lại được dấy lên, giá dầu thô đã quay đầu giảm mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần. Đồng USD mạnh hơn khi thị trường đặt cược vào khả năng Fed tăng 50 điểm phần trăm lãi suất vào cuộc họp chính sách tháng 9/2022. Thậm chí nhiều nhà đầu tư còn dự báo về khả năng tăng lãi suất thêm 75 điểm phần trăm lãi suất của Fed. Bên cạnh đó còn do sự suy yếu của nhiều đồng tiền châu Á.

Trong khi nhu cầu được dự báo yếu hơn thì nguồn cung dầu tiép tục được cải thiện khi Mỹ và một số nước đồng minh sẽ triển khai kế hoạch giải phóng kho dự trữ năng lượng.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần