Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giá xăng dầu hôm nay 26/3: Giá tăng dù trong tuần lao dốc

Nguyên Dương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Giá xăng dầu hôm nay 26/3, thị trường thế giới ghi nhận mức tăng 2,8% với dầu Brent và 3,8% với dầu WTI. Tuy nhiên, tính chung trong tuần giá dầu đã có đà đi xuống.

Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,8 USD, lên mức 69,36 USD/thùng, giá dầu Brent tăng 0,36 USD, lên mức 74,8 USD/thùng.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cả hai điểm chuẩn đều tăng trong tuần này khi tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng có xu thể giảm. Giá dầu Brent tăng 2,8% trong tuần trong khi giá dầu WTI tăng 3,8%. Giá dầu hôm nay có xu hướng tăng nhẹ sau tuần giao dịch giảm tới 12 - 13% giá trị.

Các chuyên gia cho rằng, bước vào phiên giao dịch đầu tuần, khi tâm lý lo ngại suy thoái, khủng hoảng của nhà đầu tư hạ nhiệt hỗ trợ kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu. 

Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 20/3 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2023 đứng ở mức 67,31 USD/thùng, tăng 0,38 USD trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 6/2023 đứng ở mức 73,04 USD/thùng, tăng 0,27 USD trong phiên.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tuy nhiên đà tăng giá dầu không duy trì lâu, tại các phiên tiếp theo và kéo dài đến sát phiên cuối tuần, giá dầu quay đầu giảm mạnh. Các chuyên gia cho rằng, giá dầu đi xuống bởi lo tâm lý ngại khủng hoảng kinh tế, ngân hàng, lãi suất tăng, cổ phiếu... 

Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 25/3 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI (giao tháng 5/2023) giảm 70 cent, tương đương 1%, xuống mức 69,26 USD/thùng. Còn giá dầu Brent (giao tháng 6/2023) giảm 92 cent, tương đương 1,2%, xuống mức 74,99 USD/thùng.

Các chuyên gia nhận định, giá dầu đã giảm hơn 1% do cổ phiếu ngân hàng châu Âu giảm. Sự lao dốc của giá dầu vẫn chịu tác động bởi bình luận của Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm rằng việc bổ sung dầu cho Kho dự trữ dầu chiến lược của nước này có thể mất vài năm, làm giảm triển vọng nhu cầu.

Cả hai điểm chuẩn đã ghi nhận mức tăng trong tuần này khi tình trạng hỗn loạn trong lĩnh vực ngân hàng “hạ nhiệt” với giá dầu Brent tăng 2,8%, trong khi giá dầu WTI tăng 3,8%.

Cổ phiếu ngành ngân hàng trượt dốc ở châu Âu, đặc biệt là cổ phiếu của Deutsche Bank và UBS Group lao dốc do lo ngại những vấn đề tồi tệ nhất trong lĩnh vực này có thể kéo dài kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Đồng USD tăng 0,6% so với các loại tiền tệ khác cũng gây áp lực lên giá dầu.

Thêm vào đó, theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu của Mỹ đã tăng 1,1 triệu thùng lên mức cao nhất trong 22 tháng. Tuy nhiên, sự trượt dốc của giá dầu đã bị hạn chế khi nhu cầu sử dụng của Trung Quốc tăng. Ngân hàng Goldman Sachs cho biết, tại quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới này nhu cầu dầu lên tới 16 triệu thùng/ngày.

Trong khi đó, RIA Novosti đưa tin, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết Nga sẽ cắt giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày trong tháng 2,  mức sản lượng hiện nay 10,2 triệu thùng/ngày . Điều đó có nghĩa là Nga đặt mục tiêu sản xuất 9,7 triệu thùng/ngày trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6. Mức cắt giảm sản lượng này nhỏ hơn nhiều so với con số mà Moscow đã thông báo trước đây.

Iraq đã ngừng xuất khẩu 450.000 thùng dầu mỗi ngày từ khu vực bán tự trị Kurdistan và các mỏ phía bắc Kirkuk vào thứ Bảy, sau khi thắng kiện Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ kiện trọng tài kéo dài.