Theo Reuters, giá dầu đánh dấu tuần tăng thứ ba liên tiếp do thị trường cân nhắc việc cắt giảm sâu sản lượng của OPEC+ và sự sụt giảm trong tồn kho dầu của Mỹ làm dấy lên lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu.
Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 9/4 (theo giờ Việt Nam), dầu thô WTI của Mỹ hiện ở mức 80,6 USD/thùng, còn dầu Brent hiện ở mức 84,76 USD/thùng. Phiên giao dịch cuối tuần đã không có sự thay đổi bởi vướng lịch nghỉ lễ Thứ Sáu tuần Thánh.
Cả hai mặt hàng dầu chuẩn đã tăng hơn 6% ngay phiên giao dịch đầu tiên của tuần sau khi nhiều quốc gia thành viên của OPEC+ gây “bão” trên thị trường với cam kết cắt giảm sản lượng tự nguyện tới 1,66 triệu thùng/ngày.
Với việc cắt giảm này, kể từ tháng 5 đến cuối năm, OPEC+ sẽ cắt giảm tới 3,66 triệu thùng/ngày, tương đương với gần 3,7% nhu cầu toàn cầu.
Ngày 6/4, công tố viên Thụy Điển điều tra vụ rò rỉ đường ống Nord Stream cho biết rằng sự tham gia của một tác nhân nhà nước trong vụ nổ đường ống Nord Stream năm ngoái là nhân tố chính yếu, mặc dù việc xác nhận danh tính sẽ khó khăn.
Vào tháng 9/2022, một số vụ nổ dưới nước không rõ nguyên nhân đã làm vỡ các đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2 nối liền Nga và Đức qua Biển Baltic. Các vụ nổ xảy ra ở các khu kinh tế của Thụy Điển và Đan Mạch và cả hai nước đều nói rằng các vụ nổ là có chủ ý, nhưng vẫn chưa xác định được ai chịu trách nhiệm.
Vụ nổ ở khu vực Thụy Điển xảy ra ở độ sâu 80m, khiến cuộc điều tra trở nên phức tạp. Ljungqvist cho biết các nhà điều tra đã có thể xác định loại chất nổ nào đã được sử dụng nhưng từ chối nêu tên chất nổ, với lý do cuộc điều tra đang diễn ra.
Lệnh cấm của phương Tây áp lên Nga đã thay đổi mô hình vận chuyển năng lượng toàn cầu, các nhà cung cấp nhiên liệu toàn cầu đang chuyển sang các tuyến đường dài, tốn kém và tạo ra nhiều khí thải carbon hơn để vận chuyển dầu diesel và các sản phẩm khác.
Do lệnh cấm của Liên minh châu Âu đối với nhiên liệu của Nga bắt đầu từ ngày 5/2 năm nay, các tàu chở dầu chở các sản phẩm dầu sạch như xăng, dầu diesel, nhiên liệu máy bay và naphtha sẽ di chuyển trong khoảng thời gian từ 16-18 ngày để mang nguồn cung cấp của Nga đến Brazil hoặc hàng hóa của Mỹ đến châu Âu, theo Reuters.
Kể từ khi bắt đầu lệnh cấm, Chỉ số tàu chở dầu sạch do Sàn giao dịch Baltic công bố, đo lường giá cước vận chuyển trung bình đối với các loại nhiên liệu vận chuyển như xăng và dầu diesel trên một số tuyến đường phổ biến, đã tăng hơn gấp đôi.
Ngược lại, hàng hóa châu Á đang bị nhiên liệu Nga thay thế ở châu Phi và phía đông Địa Trung Hải, và được chuyển hướng đến Singapore để lưu trữ tạm thời, hai nguồn tin nhà cho biết.
Brazil đã nhận được khoảng 240.000 tấn dầu diesel và gas-oil của Nga trong 3 tuần đầu tiên của tháng 3, chiếm 1/4 lượng nhập khẩu của Brazil, tăng từ 12% thị phần của Nga trong tháng 2 và chưa đến 1% vào năm ngoái, Benedict George, người đứng đầu cơ quan định giá dầu diesel cho biết.