Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 9/12 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2023 đứng ở mức 71,96 USD/thùng, tăng 0,5 USD/thùng trong phiên.
Còn giá dầu Brent giao tháng 2/2023 đứng ở mức 76,62 USD/thùng, tăng 0,47 USD/thùng trong phiên.
Các chuyên gia đánh giá, do đồng USD giảm mạnh và thị trường kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu từ Trung Quốc gia tăng khi nước này nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đẩy giá dầu hôm nay tăng nhẹ.
Giá dầu ngày 9/12 tăng còn do lo ngại nguồn cung dầu thô từ Nga bị gián đoạn khi nhiều thông tin cho thấy, các đội tàu chở dầu của Nga đang loay hoay với việc chống lại các biện pháp cấm vận, trừng phạt của EU và G7.
Tuy nhiên, giá dầu hôm nay đang chịu áp lực giảm mạnh bởi lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu suy yếu trong bối cảnh áp lực suy thoái kinh tế lại được dấy lên. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến giá dầu thô tiếp tục xuyên đáy trong năm.
Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) trong tuần tính đến ngày 2/12, tồn kho các sản phẩm chưng cất của nước này đã tăng 6,2 triệu thùng, vượt xa con số dự báo 2,2 triệu thùng; tồn kho tăng 5,3 triệu thùng so với kỳ vọng tăng 2,7 triệu thùng; dữ trữ dầu thô giảm 5,2 triệu thùng.
Viện Dầu khí Mỹ (API) trước đã đã đưa dự báo dự trữ dầu thô của nước này giảm khoảng 6,4 triệu thùng.
Ở diễn biến khác, Ả Rập Xê-út đã quyết định giảm giá dầu thô sẽ bán cho châu Á vào tháng 1/2023 xuống mức thấp nhất trong 10 tháng, trong bối cảnh có dấu hiệu nhu cầu mờ nhạt tại thị trường nhập khẩu dầu quan trọng nhất thế giới.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được dự báo sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất mới vào cuộc họp chính sách diễn ra vào ngày 13 - 14/12 tới. Mức tăng lãi suất sẽ vào khoảng 50 điểm phần trăm. Điều này được dự báo sẽ kéo theo một đợt tăng lãi suất mới của các ngân hàng trung ương, qua đó sẽ làm gia tăng các chi phí cho các hoạt động kinh tế.