Kinhtedothi - Lo ngại rủi ro từ các lệnh trừng phạt khiến tình trạng thiếu hụt ngày một lớn hơn đẩy giá xăng dầu hôm nay đi lên. Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 19/3 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 4/2022 đứng ở mức 105,10 USD/thùng, tăng 2,12 USD/thùng trong phiên.
Còn giá dầu Brent giao tháng 5/2022 đứng ở mức 107,75 USD/thùng, tăng 1,11 USD/thùng trong phiên.
Ảnh minh họa.
Nhận định của các chuyên gia, khi các thương nhân né tráng các nguồn cung dầu Nga do lo ngại rủi ro từ các lệnh trừng phạt và việc nhiều nước ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu Nga khiến tình trạng nguồn cung dầu thô thắt chặt thêm trầm trọng đẩy giá dầu ngày 19/3 tiếp đà tăng mạnh.
“Bế tắc trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế dầu từ Nga bế tắc càng làm cho lo ngại trên lớn hơn” - các chuyên gia chỉ ra.
Đồng thời cho rằng, những nỗ lực khỏa lấp khoảng trống dầu Nga cũng như hạ nhiệt giá dầu của Mỹ và các nước tiêu thụ dầu lớn dường như là không đủ.
Tổng Thư ký OPEC Mohammed Barkindo mới đây cũng lên thừa nhận nguồn cung dầu đang ngày càng tụt lại so với nhu cầu.
Ở diễn biến mới nhất, theo nhiều nguồn tin phát đi, sản lượng của OPEC+ trong tháng 2/2022 tiếp tục thấp hơn nhiều so với sản lượng mục tiêu.
Giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do dự báo khoảng cách cung - cầu, trong đó cầu vượt cung, được dự báo sẽ ngày một lớn hơn khi các nước tiếp tục tiến tới mở cửa hoàn toàn nền kinh tế, các hoạt động du lịch, hàng không… sôi động trở lại sẽ khiến các nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng mạnh.
Ngược lại, đà tăng của giá dầu thô cũng đang bị kìm kẹp bởi diễn biến tiêu cực của đồng USD treo cao và diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19 ở Trung Quốc.
Trước đó, IEA đã ước tính thị trường dầu thô có thể sẽ mất 3 triệu thùng/ngày đối với dầu thô và các sản phẩm tinh chế từ Nga.
Theo IEA, tình trạng sụt giảm nguồn cung lại lớn hơn nhiều so với mức giảm nhu cầu dự kiến 1 triệu thùng/ngày do giá nhiên liệu cao hơn. Điều này có nghĩa thị trường có nguy cơ sẽ thiếu hụt thêm 2 triệu thùng/ngày bắt đầu tư tháng 4/2022 tới.
Kinhtedothi - Lo ngại nguồn cung tiếp tục bị thắt chặt hơn do lệnh trừng phạt, dẫn đến cảnh báo về một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn, giá xăng dầu hôm nay đã quay đầu tăng nhẹ.
Kinhtedothi - Theo Cục Thống kê, quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Nam Định đạt 11,86%, đứng thứ 3 cả nước và dẫn đầu vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là kết quả đáng ghi nhận, phản ánh sự phát triển mạnh mẽ của Nam Định trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm.
Kinhtedothi-TP Lào Cai đã được công nhận là đô thị loại 2, tiến tới đô thị loại I, nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố địa chính trị, địa kinh tế, điểm kết nối giao thương quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Với 4 trụ cột kinh tế được xác định (cửa khẩu, du lịch, nông nghiệp, chế biến khoáng sản), Lào Cai có đủ điều kiện để phát triển một nền kinh tế toàn diện và bền vững.
Kinhtedothi - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ban hành văn bản số 1191/UBND-KT về việc chủ động giải pháp đảm bảo cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống Nhân dân trong thời gian cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.
Kinhtedothi- Mặc dù chịu áp lực chốt lời mạnh về cuối phiên, VN-Index vẫn duy trì sắc xanh nhờ lực cầu từ các cổ phiếu trụ. Tuy nhiên, việc khối ngoại liên tục bán ròng đang tạo ra những tín hiệu đáng lo ngại, có thể ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trong các phiên sắp tới.
Kinhtedothi - Việt Nam đang tích cực điều chỉnh chính sách thương mại, mở rộng quan hệ hợp tác với Mỹ; kiểm soát chặt chẽ các yếu tố có thể trở thành điểm yếu trong mắt chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm vượt bão thuế quan, tiếp tục giữ vững vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.