Chiều 24/11, Vụ Kế hoạch - Đầu tư đã báo cáo Bộ GTVT về tiến độ các dự án trong tháng 11/2022. Theo đó, đến hết tháng 11/2022, Bộ GTVT giải ngân được 34.900 tỷ đồng, đạt 63,4% so với kế hoạch được bổ sung (69,4% so kế hoạch giao đầu năm).
Đại diện Vụ Kế hoạch – Đầu tư đánh giá, kết quả giải ngân hết tháng 11/2022 của Bộ GTVT (62,4%) duy trì ở mức cao hơn bình quân chung cả nước (Bộ Tài chính dự kiến cả nước giải ngân từ đầu năm đến hết tháng 11 khoảng 57% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao).
Đại diện Vụ Kế hoạch – Đầu tư cho hay, từ nay tới ngày 31/1/2023, Bộ GTVT cần tiếp tục giải ngân khoảng 20.151 tỷ đồng. Số lượng vốn tập trung tại các dự án của các Chủ đầu tư/Ban QLDA lớn thuộc Bộ (khoảng 12.218 tỷ đồng, chiếm 60,6%) và dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng của Vidifi (4.723 tỷ đồng chiếm 23,4%).
Trong đó, 11 dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 được giao kế hoạch vốn 16.034 tỷ đồng, đến hết tháng 11/2022 giải ngân 12.439 tỷ đồng (77,6%), kế hoạch còn lại phải giải ngân 3.595 tỷ đồng.
12 dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 được giao kế hoạch 9.521 tỷ đồng, đến hết tháng 11/2022 giải ngân 4.553 tỷ đồng (47,8%), kế hoạch còn lại phải giải ngân 4.968 tỷ đồng.
Đối với nhóm các dự án ODA, kế hoạch đã giao 5.440 tỷ đồng, đến hết tháng 11/2022 giải ngân 3.709 tỷ đồng (68,2%), kế hoạch còn lại chưa giải ngân 1.731 tỷ đồng, tập trung ở 8 dự án: Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch là 350 tỷ đồng; dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là 296 tỷ đồng;
Dự án kết nối giao thông khu vực miền núi phía Bắc là 211 tỷ đồng; Dự án kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên 92 tỷ đồng; Dự án
VRAMP 109 tỷ đồng; Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là 98 tỷ đồng; Dự án WB6 kênh nối Đáy - Ninh Cơ 92 tỷ đồng và dự án tuyến nối Quốc lộ 91 - tránh Long Xuyên 92 tỷ đồng.
Các dự án trọng điểm, cấp bách được giao kế hoạch vốn 3.243 tỷ đồng, đến hết tháng 11/2022 giải ngân 2.399 tỷ đồng (74%), kế hoạch còn lại chưa giải ngân 874 tỷ đồng, tập trung ở 6 dự án.
Trong đó, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ là 242 tỷ đồng; tuyến nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với Cầu Giẽ - Ninh Bình: 241 tỷ đồng; Dự án nâng cấp Quốc lộ 30 Cao Lãnh - Hồng Ngự: 80 tỷ đồng
Dự án Quốc lộ 24 thành phần 2 là 75 tỷ đồng; Dự án nâng cấp đường cất hạ cánh sân bay Tân Sơn Nhất: 55 tỷ đồng; Dự án đường cất hạ cánh sân bay Nội Bài: 51 tỷ đồng.
Các dự án giao thông trong nước còn lại được giao kế hoạch vốn 20.812 tỷ đồng, đến hết tháng 11/2022 giải ngân 11.798 tỷ đồng (56,7%), kế hoạch còn lại chưa giải ngân 9.013 tỷ đồng tập trung ở 20 dự án.
Trong đó, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: 4.723 tỷ đồng. Dự án Tuyến tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột: 334 tỷ đồng; Nâng cấp luồng Cái Mép - Thị Vải: 268 tỷ đồng; Cầu Rạch Miễu 2: 239 tỷ đồng; Dự án đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn: 227 tỷ đồng.
Dự án nâng cấp tuyến đường sắt Nha Trang - Sài Gòn: 215 tỷ đồng; Dự án nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 279: 193 tỷ đồng; Dự án nâng cấp Quốc lộ 21B: 178 tỷ đồng; Dự án tuyến tránh Quốc lộ 1A đoạn qua Cà Mau: 163 tỷ đồng...
Các dự án khác cần giải ngân đầu tư trong năm 2022 của Bộ GTVT gồm: Dự án âng cấp Quốc lộ 15 qua Thanh Hóa: 153 tỷ đồng; Nâng cấp Quốc lộ 14E: 140 tỷ đồng; dự án nâng cấp Quốc lộ 1 qua Sóc Trăng: 139 tỷ đồng; Dự án cải tạo, nâng cấp luồng Nam Nghi Sơn: 135 tỷ đồng; Dự án luồng sông Hậu cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu giai đoạn 2: 128 tỷ đồng...