Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giải ngân vốn đầu tư công: Cần mạnh dạn áp dụng cơ chế “không bình thường”

Kinhtedothi - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam TS Trần Đình Thiên cho rằng, đầu tư công đang rất trì trệ và khả năng sẽ còn trì trệ nếu không vượt qua những quy định đang “cài răng lược”, cản trở nhau hiện nay, sẽ còn trì trệ nếu không vượt qua được những nguyên tắc, quy trình đã làm khó đầu tư công nhiều năm nay.
Cùng quan điểm, PGS.TS Hoàng Văn Cường cho rằng cần tháo gỡ điểm nghẽn về năng lực của các cơ quan, tổ chức liên quan cũng như lựa chọn vấn đề, xác định mục tiêu, xây dựng quy mô và đánh giá tác động thật sát.
“Ở đây, tôi muốn nhấn mạnh, chúng ta cần cơ cấu lại đầu tư công theo hướng tập trung vào các dự án trọng điểm, cần thiết, cấp bách và những công trình đã chuẩn bị hoàn thành. Hoặc việc tách giải phóng mặt bằng thành dự án riêng không chỉ giúp đẩy nhanh tiến độ triển khai, mà còn tạo thêm nguồn lực để đầu tư cho chính dự án đó” - ông Cường chia sẻ.

Hiện các địa phương đang tập trung tháo gỡ “điểm nghẽn”, bứt tốc trong chặng nước rút giải ngân vốn đầu tư từ nay đến cuối năm. Tại An Giang, Đồng Tháp… xác định công tác giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm trong 2 tháng cuối năm, lãnh đạo UBND tỉnh đã đề nghị các sở, ngành, địa phương quan tâm thực hiện hiệu quả công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; đảm bảo lưu thông, cung ứng vật liệu xây dựng; cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện hỗ trợ cho các đơn vị đảm bảo tiến độ triển khai dự án. Đồng thời, yêu cầu các chủ đầu tư tập trung hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục các dự án trong năm 2021 và cả những dự án các năm sau, để chủ động thực hiện hiệu quả các dự án, đảm bảo công tác giải ngân vốn đầu tư công đúng tiến độ…
 Công trình xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ảnh: Công Phong
Tại Hải Phòng, lãnh đạo TP đã yêu cầu phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công, kiên quyết điều chuyển vốn của các dự án chậm thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn. Đặc biệt, Hải Phòng đã đưa ra chế tài xử lý nghiêm khắc các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công.
Tại Hà Nội, các Phó Chủ tịch UBND TP theo dõi lĩnh vực, địa bàn được phân công có trách nhiệm đôn đốc, chỉ đạo sát sao các sở, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và các chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ, thủ tục giải ngân kế hoạch vốn được giao, phấn đấu đạt kết quả cao nhất.

Để phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân cao nhất vốn đầu tư công năm 2021, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, TP nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, vai trò người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra; khẩn trương rà soát, xử lý ngay các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công tại bộ, cơ quan, địa phương mình.

Bên cạnh việc thúc đẩy giải ngân phải đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chống tiêu cực, lãng phí. Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư và Tổ công tác đặc biệt về giải ngân đầu tư công tại các bộ, cơ quan T.Ư và địa phương tăng cường nắm tình hình, bám sát thực tiễn, đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo xử lý kịp thời các khó khăn vướng mắc, bất cập trong thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công...

Hàng loạt các Nghị quyết số 63, 105 của Chính phủ đã nhanh chóng được ban hành và triển khai. Đây là cơ sở để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Là bộ có nguồn vốn đầu tư công lớn nhất trong các bộ, ngành, Bộ GTVT đã xác định trong bối cảnh dịch Covid -19 tác động đến mọi lĩnh vực, việc thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là giải pháp hữu hiệu để đưa các dự án về đích. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định, việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của bộ trong năm 2021 nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Cùng với đó là đẩy mạnh giải ngân phải đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Vì vậy, Bộ GTVT đã yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch chi tiết mốc tiến độ của từng dự án, đồng thời Bộ tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý ngay những vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình.

"Phân cấp, phân quyền cho các bộ, ngành, địa phương để họ tự quyết định trong bối cảnh với đồng tiền như thế họ lựa chọn công trình nào là trọng điểm của địa phương đó, của ngành đó", ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Việc các biện pháp giãn cách dần được nới lỏng, cùng với các bộ, ngành và địa phương đang nỗ lực tập trung thực hiện các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình đầu tư công, giúp hoạt động này được cải thiện trong tháng. Và nguồn vốn này sẽ trở thành một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Trải thảm đỏ” hút nhà đầu tư chiến lược

“Trải thảm đỏ” hút nhà đầu tư chiến lược

16 Jul, 06:11 AM

Kinhtedothi - Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong các ngành, nghề trọng điểm, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, đã bổ sung nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn dành cho các nhà đầu tư chiến lược. Những chính sách này hứa hẹn sẽ tạo đột phá trong việc thu hút nguồn vốn và công nghệ cao, đưa Hà Nội lên một tầm cao mới.

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

Thanh toán không tiền mặt tăng tốc

15 Jul, 06:06 PM

Kinhtedothi- Thanh toán không tiền mặt đang phát triển mạnh tại Việt Nam. Từ chỗ người dân còn e ngại với phương thức thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, thì đến nay phương thức thanh toán này đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ