Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giải pháp nào để phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp?

Kinhtedothi – Trong những năm gần đây, ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp đẩy mạnh thực hiện khai thác tiềm năng, lợi thế cũng như đề ra các giải pháp nhằm xây dựng ngành "công nghiệp không khói" này thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
Khách du lịch tham quan Chợ quê Gò Tháp. Ảnh Hữu Tuấn

Du lịch - ngành kinh tế quan trọng

Đồng Tháp là một trong những tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là vùng đất có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng và hấp dẫn. Đồng Tháp nổi tiếng về hoa sen với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, còn giữ được nét hoang sơ; nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị; nghệ thuật ẩm thực độc đáo; con người hiền lành, nhân hậu và mến khách…

Tài nguyên du lịch của tỉnh Đồng Tháp khá phong phú và đa dạng. Được phân bố khá đồng đều, là nền tảng để hình thành các khu, điểm du lịch đặc trưng của địa hương. Những năm gần đây, Đồng Tháp đã có những định hướng cũng như quyết sách khá táo bạo để khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch của tỉnh. Đồng thời địa phương xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng; ban hành các đề án, chương trình, kế hoạch nhằm thúc đẩy tăng trưởng lĩnh vực này.

Theo báo cáo của ngành chức năng, tổng lượt khách du lịch đến với Đồng Tháp trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt 2,5 triệu lượt khách, tăng 8,99% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 65,79% kế hoạch năm. Tổng thu ước đạt 1.100 tỷ đồng tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 61,11% kế hoạch năm. 6 tháng cuối năm ngành du lịch ước đạt 2 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 900 tỷ đồng

Tuy nhiên, với tiềm năng lợi thế phát triển du lịch phong phú và đa dạng nhưng kết quả đạt được ngành du lịch tỉnh Đồng Tháp vẫn còn khiêm tốn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. 

Khách du lịch tham quan tại Bảo tàng tỉnh Đồng Tháp. Ảnh Hữu Tuấn

Tình trạng thiếu nguồn nhân lực được đào tạo theo các tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu phát triển. Các doanh nghiệp du lịch của tỉnh Đồng Tháp chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ cá thể nên nguồn lực tài chính hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong công tác đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, sản phẩm dịch vụ mới… Công tác kêu gọi đầu tư vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chưa tìm được nhà đầu tư có tiềm năng đầu tư vào du lịch.

Giải pháp để phát triển du lịch Đồng Tháp

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế và Đô thị, bà Huỳnh Thị Hoài Thu - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp cho biết: Thời gian qua tỉnh đã thực hiện Đề án phát triển du lịch, góp phần tạo dựng hình ảnh tỉnh, giai đoạn 2023 – 2025, tầm nhìn đến 2030; Dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng giai đoạn 2023 – 2025 định hướng đến năm 2030.

Làng hoa Sa Đéc - một trong những điểm đến ưa chuộng của khách du lịch. Ảnh Hữu Tuấn

Ngoài ra, tỉnh Đồng Tháp đang tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch có chất lượng cao, khác biệt, có giá trị gia tăng và tăng cường trải nghiệm cho khách du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên đặc trưng của từng địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch.

Đồng thời, phát triển hệ thống sản phẩm có tính liên kết cao như: sản phẩm du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng; du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với sản phẩm OCOP kết hợp trải nghiệm làng nghề; du lịch văn hóa lịch sử (Đình làng – Nhà cổ) kết hợp Lễ hội; du lịch ẩm thực Sen - sự kiện/MICE kết hợp mua sắm; du lịch chính quyền, du lịch số; du lịch chăm sóc sức khỏe.

Đặc biệt, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương; tập trung khai thác thế mạnh ẩm thực để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng, có lợi thế cạnh tranh, góp phần tạo dựng thương hiệu du lịch và hình ảnh tỉnh. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng các dịch vụ bổ trợ kết hợp với dịch vụ vui chơi, giải trí về đêm đầy đủ tiện ích, khu phố ẩm thực – mua sắm - chợ đêm tại các khu trung tâm nhằm thu hút du khách lưu lại dài ngày, tăng nguồn thu từ hoạt động du lịch.

Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Tháp đang tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch; Nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; Đẩy mạnh hợp tác, liên kết, xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch, hình ảnh địa phương và mời gọi đầu tư; Bảo vệ môi trường du lịch, an ninh, an toàn, thân thiện và văn minh; Tăng cường chuyển đổi số…

Bà Huỳnh Thị Hoài Thu thông tin thêm: Năm 2024, ngành du lịch Đồng Tháp phấn đấu thu hút 4.200.000 lượt khách đến tham quan, trải nghiệm, trong đó có 50.000 khách quốc tế. Tổng thu từ du lịch đạt 2.000 tỷ đồng. Đồng thời, tập trung phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch trang trại thân thiện với môi trường, gia tăng trải nghiệm cho khách gắn với làng nghề truyền thống.

Đồng Tháp: Độc đáo nghề dệt khăn rằn 100 năm tuổi

Đồng Tháp: Độc đáo nghề dệt khăn rằn 100 năm tuổi

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thắp sáng sông Hàn - Lan tỏa hình ảnh Đà Nẵng an toàn, thân thiện

Thắp sáng sông Hàn - Lan tỏa hình ảnh Đà Nẵng an toàn, thân thiện

13 Jul, 03:03 PM

Kinhtedothi - Sau gần 1,5 tháng rực rỡ sắc màu bên dòng sông Hàn, Lễ hội Pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 đã khép lại vào tối 12/7 bằng đêm chung kết bùng nổ cảm xúc, đánh dấu một mùa lễ hội thành công trọn vẹn - từ nghệ thuật trình diễn đỉnh cao đến công tác bảo đảm an toàn, an ninh tuyệt đối.

Ninh Bình: hướng đến trung tâm du lịch di sản – sinh thái tầm quốc tế

Ninh Bình: hướng đến trung tâm du lịch di sản – sinh thái tầm quốc tế

13 Jul, 08:40 AM

Kinhtedothi - Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình – vùng đất văn hóa Đồng bằng Bắc Bộ giàu truyền thống, không gian du lịch mới được mở rộng cả về địa lý lẫn bản sắc, tạo điều kiện để hình thành một trung tâm du lịch tổng hợp, có chiều sâu văn hóa.

Phú Thọ: định hình “vành đai du lịch di sản - sinh thái - trải nghiệm” sau sáp nhập

Phú Thọ: định hình “vành đai du lịch di sản - sinh thái - trải nghiệm” sau sáp nhập

12 Jul, 05:56 PM

Kinhtedothi - Sau khi hợp nhất 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình thành tỉnh Phú Thọ mới, bộ máy hành chính được tinh gọn, điều hành thống nhất đã tạo điều kiện thuận lợi để các lĩnh vực, trong đó có du lịch bước vào giai đoạn phát triển mới, với định hướng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Du lịch Đà Nẵng bứt phá mạnh mẽ nhờ sức hút từ DIFF 2025

Du lịch Đà Nẵng bứt phá mạnh mẽ nhờ sức hút từ DIFF 2025

12 Jul, 01:27 PM

Kinhtedothi - Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025 (DIFF 2025) đang tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ, đưa thành phố biển vươn lên trở thành điểm đến sôi động bậc nhất mùa hè. Đặc biệt, đêm chung kết ngày 12/7 đang ghi nhận những kỷ lục mới về lượng khách lưu trú và sản lượng chuyến bay, thể hiện rõ sức hút của một Đà Nẵng năng động, đổi mới, sáng tạo và giàu bản sắc.

Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình

Đánh thức di sản lễ hội: cơ hội vàng cho du lịch Ninh Bình

10 Jul, 03:47 PM

Kinhtedothi - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, lễ hội truyền thống tại Ninh Bình đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng không ít thách thức. Sự gia tăng về số lượng cần đi kèm với chất lượng tổ chức và ý thức bảo tồn, nếu không, giá trị văn hóa có nguy cơ bị thương mại hóa và mai một theo thời gian.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ