Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giải thích nguồn gốc các đại dương trên Trái Đất

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Các nhà nghiên cứu cho rằng, lượng hơi nước nói trên, “đủ nhiều để lấp đầy hàng nghìn đại dương trên Trái Đất,” có thể sẽ biến thành mưa rơi xuống và tạo nên các đại dương trong tương lai trên hành tinh trẻ nói trên, tương tự những gì đã diễn ra trên hành tinh của chúng ta 4,5 tỷ năm về trước.

Ngày 25/10, Tân Hoa xã đưa tin, một nhóm các nhà khoa học châu Âu thông báo đã phát hiện một lượng hơi nước khổng lồ ngoài hệ Mặt Trời.

Nhờ sử dụng Đài thiên văn vũ trụ Herschel, một vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ châu Âu, các nhà nghiên cứu đã quan sát được lượng hơi nước lớn bao quanh một ngôi sao cách Trái Đất 175 năm ánh sáng và đĩa bụi xung quanh ngôi sao này mà cuối cùng sẽ hình thành nên một hành tinh.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, lượng hơi nước nói trên, “đủ nhiều để lấp đầy hàng nghìn đại dương trên Trái Đất,” có thể sẽ biến thành mưa rơi xuống và tạo nên các đại dương trong tương lai trên hành tinh trẻ nói trên, tương tự những gì đã diễn ra trên hành tinh của chúng ta 4,5 tỷ năm về trước.

Nhà thiên văn học Michiel Hogerheijde thuộc Đài quan sát Leiden ở Hà Lan khẳng định: “Từ lâu các nhà khoa học đã xác định có những lượng nước lạnh khổng lồ như vậy ẩn khuất đâu đó trong những khu vực bên ngoài của đĩa hành tinh. Nay lý thuyết đó trở nên thuyết phục hơn đáng kể.”

Ông kết luận phát hiện này không chỉ giải thích về nguồn gốc của đại dương trên Trái Đất mà cũng gợi ý rằng có thể có nhiều “thế giới đại dương” trong các dải thiên hà.

Nghiên cứu trên được đăng ngày 23/10 trên tạp chí Khoa học của Mỹ.