Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giải thưởng quốc gia Bảo Sơn 2024 lên sóng VTV1 tối 11/5

Kinhtedothi - Tối 11/5 tới đây, Lễ trao giải thưởng quốc gia Bảo Sơn 2024 sẽ được tổ chức trang trọng tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1 vào khung giờ vàng 19 giờ 30 đến 21 giờ. Dự kiến sẽ có nhiều quan khách trong nước, quốc tế, các nhà quản lý, các nhà khoa học lớn, đại diện các cơ quan báo chí sẽ tham dự sự kiện này.

Giải thưởng quốc gia Bảo Sơn do Quỹ Giáo dục Bảo Sơn của Tập đoàn Bảo Sơn phối hợp với Bộ GD&ĐT tổ chức nhằm tôn vinh các tác giả/nhóm tác giả sở hữu các sáng chế, công trình nghiên cứu khoa học ứng dụng có kết quả, đóng góp nổi bật và ảnh hưởng tích cực đến sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và con người Việt Nam.

Tôn vinh các nhà khoa học

Phát động từ năm 2010, Giải thưởng quốc gia Bảo Sơn đã đóng góp và ảnh hưởng tích cực đến phát triển bền vững, thịnh vượng ở Việt Nam. Giải thưởng nhằm tôn vinh các công trình nghiên cứu xuất sắc, có tính ứng dụng cao, đóng góp nổi bật vào sự phát triển bền vững của đất nước. Các lĩnh vực xét tặng bao gồm: Khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn; Công nghệ, kỹ thuật; Khoa học sức khỏe; Văn học, nghệ thuật. Giá trị mỗi giải thưởng được trao lần này lên đến 120.000 USD (khoảng 3 tỷ đồng), là một con số khá lớn.

Hội đồng chung khảo Giải thưởng Bảo Sơn 2024. Ảnh TA

Hội đồng Giải thưởng Bảo Sơn năm 2024 bao gồm những nhà khoa học và chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước, đảm bảo tính minh bạch, khách quan và uy tín trong quá trình xét chọn. Đó là GS.TS Mai Trọng Nhuận: Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng đảm bảo chất lượng; GS.TSKH Đặng Vũ Minh: Nguyên Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; TSKH Phan Xuân Dũng: Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; GS.TS Trần Thọ Đạt: Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân...

“Khoa học và Nghệ thuật vì Việt Nam thịnh vượng”

Để đảm bảo tính khách quan, những công trình đạt giải phải được sự nhất trí cao của hội đồng sơ khảo và chung khảo, với sự tham gia phản biện độc lập của các nhà khoa học nổi tiếng công minh, liêm chính. Tiêu chí đánh giá công trình đoạt giải phải có giá trị khoa học và thực tiễn cao, đã được ứng dụng hiệu quả; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa và con người Việt Nam; khuyến khích các ý tưởng đổi mới, sáng tạo và chuyển giao tri thức.

Đến nay, các công trình được giải như "Điều tra, đánh giá, thống kê, quy hoạch các khu bảo tồn vùng đất ngập nước có ý nghĩa quốc tế, quốc gia" của GS.TS Mai Trọng Nhuận (năm 2011); Công trình "Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào gốc để điều trị một số bệnh về tim mạch, cơ quan tạo máu và thị giác" của PGS.TS Đỗ Doãn Lợi và nhóm nghiên cứu Trường ĐH Y Hà Nội (năm 2012); Công trình "Chuỗi công trình nghiên cứu Virus Rota và sản xuất vắc xin Rota tại Việt Nam” của PGS.TS Lê Thị Luân và nhóm nghiên cứu (năm 2013)...đã và đang đóng góp rất nhiều cho sự phát triển kinh tế-xã hội.

Trích dẫn
Trích dẫn 1
"Với triết lý "Tất cả vì nâng cao chất lượng cuộc sống của con người", Giải thưởng Bảo Sơn đã và đang góp phần biểu dương, ghi nhận và khích lệ các nhà khoa học tiếp tục cống hiến, nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của con người, lan tỏa, phát hiện và ghi nhận nhiều hơn nữa những cống hiến xuất sắc của các nhà khoa học"
Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn khẳng định

Phát biểu trong Lễ phát động Giải thưởng quốc gia Bảo Sơn năm 2024, Chủ tịch Tập đoàn Bảo Sơn Nguyễn Trường Sơn khẳng định: với triết lý "Tất cả vì nâng cao chất lượng cuộc sống của con người", Giải thưởng Bảo Sơn đã và đang góp phần biểu dương, ghi nhận và khích lệ các nhà khoa học tiếp tục cống hiến, nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của con người, lan tỏa, phát hiện và ghi nhận nhiều hơn nữa những cống hiến xuất sắc của các nhà khoa học.

Trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Giải thưởng Quốc gia Bảo Sơn được kỳ vọng góp phần “Mở rộng đa dạng các hình thức tôn vinh, biểu dương, khen thưởng kịp thời, xứng đáng các nhà khoa học, nhà sáng chế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; trân trọng từng phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác, hiệu suất công việc, dù là nhỏ nhất”.

Liệu có sự bất ngờ lớn?

Việc GS.TS Furuta Motoo (1949) với công trình “Lịch sử chính sách dân tộc của những người cộng sản Việt Nam” vượt qua vòng sơ khảo Giải thưởng Quốc gia Bảo Sơn đang là ứng cử viên nặng ký cho giải thưởng KHXH và NV đang được giới khoa học Nhật Bản giành sự quan tâm đặc biệt.

Ông là tác giả cuốn sách “Hồ Chí Minh – Giải phóng dân tộc và Đổi mới” (1996), được đánh giá cao trong giới nghiên cứu Nhật Bản. Năm 2012 – ông là người nước ngoài đầu tiên nhận giải thưởng này với công trình nghiên cứu về nạn đói năm 1945 cùng GS. Văn Tạo. GS.TS Furuta Motoo hiện nay là Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật – Việt và Chủ tịch Hội Nhật Bản nghiên cứu Việt Nam.

Thông tin cơ bản về Giải thưởng Quốc gia Bảo Sơn.

GS.TS Furuta Motoo là một học giả uy tín người Nhật Bản, nổi bật với hơn 50 năm nghiên cứu về lịch sử hiện đại và chính trị Việt Nam. Ông là người nước ngoài đầu tiên được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng một trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, cụ thể là Trường Đại học Việt Nhật vào năm 2016.

Nếu GS.TS Furuta Motoo được giải Giải thưởng quốc gia Bảo Sơn 2024 thì đây là cơ hội gắn kết hơn văn hóa, giáo dục giữa Việt Nam và Nhật Bản. Sự kiện quan trọng này sẽ thúc đẩy hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Báo chí thời đại số: trách nhiệm không chỉ là đưa tin

Báo chí thời đại số: trách nhiệm không chỉ là đưa tin

05 May, 04:49 PM

Kinhtedothi - Ngày nay, khi thông tin lan truyền với tốc độ chưa từng có và mạng xã hội trở thành một "kênh truyền thông" phổ biến, báo chí chính thống càng được kỳ vọng đóng vai trò dẫn dắt, phản biện và bảo vệ sự thật. Song, đi cùng với cơ hội cũng là thách thức lớn về đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội - trung tâm báo chí lớn nhất cả nước.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ