Độc giả tham khảo những tác phẩm tại Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ III - năm 2020. Ảnh: Quang Vinh |
Ấn tượng "Đoàn binh Tây Tiến" của Quang Dũng
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ III thu hút sự tham gia của 48 nhà xuất bản (NXB) trên cả nước, với 362 cuốn sách. Tại đêm trao giải, trong số những cuốn sách được trưng bày, người xem có thể dễ dàng nhận diện một cuốn sách nhỏ nhắn, mộc mạc với tên “Đoàn binh Tây Tiến” của tác giả Quang Dũng. Sách thuật lại chi tiết việc thành lập Đoàn võ trang tuyên truyền từ những ngày đầu, với hạt nhân là một số chiến sĩ của Trung đoàn Thủ đô. Qua đó, quãng thời gian nhà thơ Quang Dũng tham gia đoàn quân Tây Tiến cũng được kể lại sinh động. Người đọc có thể hiểu sâu, hiểu kỹ về một Tây Tiến của “đoàn binh không mọc tóc”, về sự tham gia của đoàn nhạc binh nổi tiếng của nhạc trưởng Đinh Ngọc Liên trên mặt trận.Chia sẻ về tác phẩm “Đoàn binh Tây Tiến”, bà Bùi Xuân Thảo (con gái nhà thơ Quang Dũng) cho biết, cuốn sách được nhà thơ Quang Dũng viết bằng tay sau khi ông tham gia đơn vị Tây Tiến được 5 năm. “Khi chạm vào những ký ức dài như vậy, bản thân ông cũng muốn in cuốn sách này ngay sau năm 1952 nhưng có thể vì nhiều lý do nên chưa thể thực hiện. Sau khi ông mất, anh trai cả của tôi là anh Bùi Quang Vĩnh đã giữ gìn những trang viết. Anh em trong gia đình dự định khi có điều kiện sẽ xuất bản để công chúng biết thêm một tác phẩm của ông theo dạng hồi ký, văn xuôi. Sau khi hội ý và trao đổi với Ban Biên tập NXB Kim Đồng, gia đình đồng ý để đơn vị này là nơi chắp bút, phát hành cuốn hồi ký. Đây là một tác phẩm mộc mạc, đúng với tính chất trong thơ của nhà thơ Quang Dũng” - bà Bùi Xuân Thảo chia sẻ.Lan tỏa văn hóa đọcTrong số 362 sách tham gia Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ III có 27 tác phẩm giành giải thưởng. Các cuốn sách, bộ sách đoạt giải được đánh giá là những tác phẩm giàu tính sáng tạo, mang tinh thần nhân văn sâu sắc, những công trình nghiên cứu công phu, có giá trị thực tiễn cao. Ngoài “Đoàn binh Tây Tiến”, hai cái tên khác cũng được vinh danh giải A tại lễ trao giải này là tác phẩm “Lịch sử” (Historiai) của dịch giả Lê Đình Chi - một tác phẩm có giá trị đặc biệt về khoa học lịch sử, thực tiễn xã hội, mở đầu cho sử học hiện đại phương Tây và “Hình ảnh lâm sàng, chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành da liễu” (2 tập) do PGS.TS Nguyễn Văn Thưởng chủ biên - một tài liệu nghiên cứu, tham khảo chuyên môn quý báu, bổ ích cho ngành y học. Bên cạnh 3 giải A được kể trên, mùa giải năm nay còn có 10 tác phẩm đạt giải B và 14 tác phẩm đạt giải C thuộc 5 mảng: Chính trị, kinh tế; khoa học tự nhiên và công nghệ; khoa học xã hội và nhân văn; văn hóa, văn học và nghệ thuật; thiếu nhi. Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Qua mỗi lần, Giải thưởng Sách Quốc gia lại có những đổi mới và kết quả tích cực hơn. Số lượng NXB, đầu sách tham gia tranh giải tăng cùng sức lan tỏa của giải thưởng trong xã hội góp phần phát triển văn hóa đọc”. Trong xã hội ngày càng phát triển, con người có nhiều cách tiếp cận thông tin nhưng không vì thế sách và việc đọc sách giảm đi tầm quan trọng. “Dân tộc Việt Nam muốn vươn lên, muốn đuổi kịp các nước, sánh cùng năm châu, nhất định phải nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Mỗi người phải học nhiều hơn, đọc nhiều hơn” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gợi mở.
Từ năm 2016, Giải thưởng Sách Việt Nam đã được nâng lên thành Giải thưởng Sách Quốc gia. Qua mỗi năm, Ban tổ chức chọn trao giải cho những cuốn sách, bộ sách có giá trị nổi bật về nội dung tư tưởng, tri thức, thẩm mỹ có tác động mạnh mẽ đến cộng đồng; khuyến khích, tôn vinh những người sáng tác và những người hoạt động trong lĩnh vực xuất bản Việt Nam.Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia Hoàng Vĩnh Bảo |