Ông đánh giá thế nào về thực trạng giao thông Hà Nội sau mở rộng địa giới hành chính?
- Năm 2008, Hà Nội được mở rộng địa giới ra gấp hơn 3 lần. Đây là cơ hội để Thủ đô phát triển mạnh mẽ và toàn diện hơn. Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, HĐND, UBND TP, Sở GTVT và các đơn vị, địa phương đã nỗ lực không ngừng trong 10 năm qua. Có thể nói, kinh tế - xã hội của Hà Nội đang được vận hành trên một nền tảng hạ tầng giao thông phát triển, mang đậm dấu ấn của một đô thị năng động, hiện đại và văn minh.Việc mở rộng địa giới hành chính đã mang lại những thuận lợi, khó khăn gì cho giao thông Hà Nội, thưa ông?- Thuận lợi có rất nhiều. Trước hết là phương án mở rộng đã được nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng trên tổng thể, toàn diện; được Nhân dân Thủ đô và cả nước đồng thuận, ủng hộ. Tiếp đó là sự quan tâm, tạo điều kiện tối đa của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành T.Ư. Hà Nội mở rộng cũng có tiềm năng đất đai tốt hơn, thuận lợi cho phát triển và tái cấu trúc đô thị cả về không gian kinh tế lẫn hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng văn minh, hiện đại.
Nguồn lực con người được bổ sung dồi dào hơn, đáp ứng được yêu cầu quản lý và phát triển mới của Thủ đô. Nói chung, việc mở rộng địa giới chính là cơ hội để quy hoạch, phát triển đồng bộ, bền vững các lĩnh vực kinh tế - xã hội của Thủ đô, trong đó có kết cấu hạ tầng GTVT.Tuy nhiên với quy mô, vị thế mới, Thủ đô cần có quy hoạch GTVT mới; phải mất khá nhiều thời gian, công sức mới lập ra được và đảm bảo tính đồng bộ, kết nối cũng như kế thừa quy hoạch của các địa phương trước khi mở rộng. Ngoài ra, nhu cầu đi lại và phương tiện giao thông trên địa bàn Thủ đô ngày càng tăng cao, có xu hướng tập trung, gây áp lực lớn cho giao thông nội đô.
Trong khi đó, điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông tại các địa phương còn chưa đồng đều, thiếu tính kết nối. Kéo theo đó, việc quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là nhu cầu về vốn đầu tư.Vậy trong 10 năm qua, hạ tầng giao thông Thủ đô được đầu tư và thay đổi như thế nào thưa ông?- 10 năm qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, định hướng chính xác của Chính phủ và chính quyền TP, các nguồn lực, thế mạnh về đất đai, con người, công nghệ… của từng quận, huyện sau khi hợp nhất đã được khai thác, phát huy và sử dụng hiệu quả. Theo đó, hệ thống hạ tầng giao thông của Hà Nội cũng đã phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng.Kết quả thực tế là 6 tuyến cao tốc kết nối vùng, lấy Thủ đô làm trung tâm đã hoàn thành, đưa vào khai thác như: Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Hải Phòng; Pháp Vân - Cầu Giẽ... Đây là những tuyến đường vô cùng quan trọng, thúc đẩy giao thương, văn hóa, góp phần khẳng định vị thế và sự phát triển ổn định, bền vững của Thủ đô. Trong nội tại, Hà Nội đã và đang tích cực triển khai xây dựng nhiều tuyến đường như: Vành đai 1; Vành đai 2; một số đoạn tuyến của Vành đai 2,5; Vành đai 3; 3,5...; Mở rộng cảng hàng không Quốc tế Nội Bài; đưa vào vận hành tuyến xe buýt nhanh BRT 01; 9 cầu vượt thép bắc qua các điểm “đen” UTGT. Ngoài ra, TP đang phối hợp với Bộ GTVT tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhiều công trình giao thông có ý nghĩa quan trọng như các tuyến đường sắt đô thị: số 2A (đoạn Cát Linh - Hà Đông), số 3 (đoạn Nhổn - ga Hà Nội); vành đai 3 trên cao và dưới thấp (đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long); cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình; tuyến đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ)...Sở cũng đã tham mưu cho TP triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đảm bảo ATGT, trong đó có việc sửa chữa, thay thế hàng chục cầu yếu, cầu cũ tăng cường kết nối khu vực nông thôn, ngoại thành với đô thị trung tâm, đáp ứng sự mong mỏi của người dân nhiều huyện, thị thuộc Hà Tây (cũ). Có thể nói, hạ tầng giao thông đã góp phần tích cực vào xây dựng, phát triển Thủ đô sau 10 năm mở rộng.
Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện |