Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Giám sát chặt thị trường điện, xăng dầu

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Quản lý chỉ số công tơ điện, khắc phục sự cố tại các hồ thủy điện cũng như quản lý thị trường xăng dầu là những vấn đề làm "nóng" buổi họp báo thường kỳ tháng 7 do Bộ Công Thương tổ chức chiều qua (4/8) tại Hà Nội.

Công khai hóa chỉ số công tơ

Trước việc một số người dân phản ánh hóa đơn tiền điện trong tháng 7 giảm so với tháng 6, ông Đinh Thế Phúc - Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho rằng: Trong điều kiện nắng nóng nhiều, hoạt động nhiều thiết bị làm mát thì sẽ dẫn đến tiêu thụ nhiều điện năng. Nói chung, việc tăng hay giảm tiêu thụ điện giữa các tháng năm nào cũng xảy ra. Hơn nữa, thời tiết tháng 7 vừa qua có dịu hơn, nhất là từ khoảng nửa cuối tháng, đồng thời hóa đơn tiền điện tháng 7 thực chất tính cho 30 ngày (từ 20/6 - 20/7), còn hóa đơn tháng 6 tính cho 31 ngày (từ 20/5 - 20/6). Hai lý do này góp phần làm cho hóa đơn tiền điện tháng 7 giảm; bên cạnh đó, yếu tố quan trọng nhất là do thói quen sử dụng điện của khách hàng.
Kiểm tra, bảo trì thiết bị điện tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất.         Ảnh: Nguyễn Hà
Kiểm tra, bảo trì thiết bị điện tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất. Ảnh: Nguyễn Hà
Trong tháng 6, sau khi nhận được phản ánh của người dân về tiền điện tăng cao, Cục đã cử người đi kiểm tra và có văn bản chỉ đạo các Điện lực cả nước đẩy mạnh công khai hóa chỉ số công tơ, cho khách hàng biết chỉ số trong tháng..., sau đó giám sát việc thực hiện. Trong tháng 7, Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVN Hà Nội) đã kiểm tra lại mọi hóa đơn, nếu thấy tiền tăng gấp đôi hoặc giảm một nửa so với tháng trước thì đều cử người đi kiểm tra lại trước khi phát hóa đơn chính thức. EVN Hà Nội cũng nhắn tin về số điện tiêu thụ cho hơn 822.000 khách hàng; niêm yết công khai chỉ số công tơ tại mọi phòng giao dịch, thông báo trên loa phường, xã về lịch ghi chỉ số.

Làm rõ trách nhiệm sự cố vỡ đê quai thủy điện Ia Krel 2

Xung quanh sự cố vừa xảy ra tại công trình thủy điện Ia Krel 2, đại diện Bộ Công Thương cho biết: Dự án
Bộ Công Thương thường xuyên yêu cầu các Điện lực trên toàn quốc giám sát, công khai các thông tin cần thiết về sử dụng điện, yêu cầu kiểm tra lại việc ghi chỉ số công tơ và thực tế đã tổ chức 2 đợt kiểm tra các Điện lực về việc này, nhằm đảm bảo việc ghi chính xác, minh bạch. Đồng thời, Bộ đã chỉ đạo EVN Hà Nội tăng cường giám sát xử lý các vi phạm, trong đó đã cho 2 công nhân thôi việc.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải
tại huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai do Công ty CP Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long Gia Lai làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng cuối năm 2009 do UBND tỉnh Gia Lai cấp phép đầu tư, vì đang trong quá trình xây dựng nên chưa được Bộ cấp giấy phép hoạt động điện lực. Nguyên nhân sơ bộ ban đầu của sự cố vỡ đê quai thượng lưu đập ngày 1/8 là do tình hình mưa trên diện rộng và kéo dài tại lưu vực hồ chứa, lưu lượng lũ về hồ lớn, mực nước hồ chứa tăng nhanh, vượt qua đỉnh gây vỡ đê quai.

Trong ngày 2 - 3/8, đoàn công tác do Thứ trưởng Lê Dương Quang làm trưởng đoàn cùng các đơn vị chức năng (Tổng cục Năng lượng, Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp...) trực tiếp đến hiện trường để kiểm tra tại công trình và làm việc với lãnh đạo tỉnh để giải quyết khắc phục sự cố, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng; chỉ đạo dừng ngay mọi công tác thi công công trình và khẩn trương làm rõ các nguyên nhân, trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân liên quan.

"Phải khẳng định, đây là sự cố vỡ đê quai chứ không phải vỡ đập, vì thực tế đập chưa xây xong. Mọi sự cố dù xảy ra ở các địa phương nhưng chắc chắn chúng tôi có trách nhiệm, và thực tế đã cử đoàn đến làm việc tận nơi. Ngay trong chiều 4/8, trực tiếp Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã vào làm việc tại công trình, yêu cầu làm rõ, nghiêm túc đến cùng về trách nhiệm của những cá nhân, đơn vị liên quan, thậm chí nếu cần có thể tiến hành khởi tố. Cần nhìn nhận rằng, dù sự cố không gây tổn thất về người nhưng cần chia sẻ thiệt hại vật chất với bà con, đây là trách nhiệm của Chính phủ và mọi Bộ liên quan, trong đó có Bộ Công Thương" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ.

Cân nhắc kỹ giá xăng dầu

Ngày 21/7 vừa qua, dù trong bối cảnh giá xăng thế giới đã giảm nhiều nhưng giá xăng trong nước vẫn tăng gần 5%. Vậy, điều này có kéo theo giá điện sẽ tăng trong thời gian tới? Trước câu hỏi này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định: Mỗi khi muốn tăng giá điện, EVN phải có đề xuất với Bộ Công Thương, trên cơ sở xem xét tính toán, Bộ sẽ quyết định. Tuy nhiên, "Đến thời điểm này, Bộ chưa nhận được đề xuất nào của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nên có thể khẳng định giá điện tới đây không tăng. Còn về giá xăng, giá cơ sở của xăng trong nước được tính bằng giá xăng bình quân thế giới 30 ngày trước đó. Do vậy, nếu có thể giảm được giá trong nước để có lợi cho nền kinh tế và đời sống người dân là chúng tôi giảm ngay. Còn nếu phải tăng giá xăng thì cơ quan quản lý cũng rất cân nhắc và phải báo cáo Thủ tướng đồng ý hay không, chứ không phải cứ tự ý muốn tăng là được" - ông Hải cho biết.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh: Nghị định 84/CP là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để điều hành kinh doanh xăng dầu trong nước, sau 5 năm ban hành đã nảy sinh nhiều bất cập, các cấp ngành đã trình phương án cuối cùng để sửa đổi Nghị định này. Thủ tướng Chính phủ đã giao liên Bộ Công Thương - Tài chính phối hợp sửa đổi, gần đây cũng đã trực tiếp làm việc với các Bộ và có chỉ đạo bằng văn bản để sớm ban hành Nghị định sửa đổi.