Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giám sát công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng lĩnh vực đô thị

Kinhtedothi - Ngày 18/10, Đoàn giám sát của Ban Đô thị, HĐND TP Hà Nội làm việc với UBND quận Nam Từ Liêm và UBND huyện Đan Phượng về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc lĩnh vực đô thị trên địa bàn.

Thông tin tới đoàn giám sát, Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm Nguyễn Thanh Bình cho biết, trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay đã thực hiện các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng và bảo trì công trình, an toàn lao động, vệ sinh môi trường tại các dự án trên địa bàn.

Đoàn giám sát đã khảo sát thực địa tại dự án tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài (thuộc quận Nam Từ Liêm)

Quận tổ chức kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất theo các quy định về quản lý chất lượng công trình. Từ ngày 1/1/2021 đến ngày 31/5/2024, quận đã tiến hành kiểm tra và chấp nhận nghiệm thu với tổng số 62 công trình.

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Nam Từ Liêm, hiện còn một số tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong quản lý chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý Nhà nước được giao quản lý theo thẩm quyền trên địa bàn là: một số dự án khi triển khai gặp vướng mặt trong công tác giải phóng mặt bằng; hoặc có các nội dung điều chỉnh phát sinh dẫn đến cần thực hiện các trình tự, thủ tục điều chỉnh, phê duyệt điều chỉnh thiết kế. Do đó, công tác nghiệm thu quản lý chất lượng cũng như các công trình bàn giao đưa vào sử dụng, công tác quyết toàn bị kéo dài hơn so với tiến độ dự kiến ban đầu.

Quá trình triển khai thực hiện theo phân cấp về công tác thẩm định, quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng theo Quyết định số 15/2022/QĐ-UBND ngày 30/3/2022 của UBND TP Hà Nội và ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Sở Xây dựng tại Quyết định số 38/QĐ-SXD ngày 31/1/2023, UBND quận gặp khó khăn do thiếu cán bộ chuyên môn khi thực hiện thẩm định...

Đối với huyện Đan Phượng, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Thạc Hùng, thời gian qua huyện đã ban hành các kế hoạch chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình, chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn.

Đoàn giám sát làm việc với UBND quận Nam Từ Liêm

Huyện cũng phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giao thông - Vận tải kiểm tra công tác kiểm tra chất lượng công trình, công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường các công trình thuộc thẩm quyền của Sở.

Đồng thời, UBND huyện Đan Phượng đã chỉ đạo Phòng Quản lý đô thị, Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện kiểm tra đột xuất các công trình thuộc thẩm quyền quản lý.

Từ ngày 1/1/2021 đến tháng 6/2024, UBND huyện thực hiện kiểm tra theo kế hoạch các công trình thuộc thẩm quyền quản lý đối với 17 công trình. Qua kiểm tra cho thấy, trong quá trình kiểm tra các hồ sơ cơ bản đầy đủ về văn bản pháp lý liên quan đến đầu tư xây dựng công trình, hồ sơ quản lý chất lượng công trình xây dựng phù hợp với các quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.Quá trình kiểm tra tại hiện trường công trình cho thấy còn một số tồn tại như: trang thiết bị bảo hộ, an toàn lao động cho công nhân còn sơ sài; vật liệu, máy móc thiết bị trên công trường, đảm bảo an toàn giao thông và vệ sinh môi trường khu vực thi công chưa gọn gàng, sạch sẽ; hồ sơ, biên bản nghiệm thu các giai đoạn, hạng mục chưa kịp thời...

Về số lượng công trình thông qua công tác nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng theo thẩm quyền, từ năm 2021 - 2024, đã tiến hành kiểm tra công tác nghiệm thu tổng số 288 hồ sơ (trong đó 103 hồ sơ công trình hạ tầng kỹ thuật; 97 hồ sơ công trình dân dụng; 95 hồ sơ công trình giao thông).

Đoàn giám sát làm việc với UBND huyện Đan Phượng

Công tác nghiệm thu hồ sơ công trình xây dựng cơ bản đáp ứng yêu cầu, quy định. Các công trình xây dựng đa số là cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, với quy mô nhỏ, đơn giản...

UBND quận Nam Từ Liêm và huyện Đan Phượng đề nghị Sở Xây dựng tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn để nâng cao năng lực cán bộ thẩm định; chất lượng, tiến độ thẩm định dự án xây dựng bảo đảm đúng các quy định và hiệu quả đầu tư của dự án.

Qua khảo sát thực tế và làm việc với các đơn vị, Phó trưởng Ban Đô thị, HĐND TP Hà Nội Trần Hợp Dũng đề nghị các sở Xây dựng, Giao thông - Vận tải có sự phối hợp để quản lý chất lượng xây dựng tại các địa bàn. Chú trọng đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý đô thị trên địa bàn.

Đối với các quận, huyện, đề nghị bổ sung báo cáo và có sự kết nối với các Sở để có báo cáo đầy đủ, thường xuyên; đồng thời, tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về xây dựng trên địa bàn, lưu ý quá trình xây dựng phải bảo đảm an toàn vệ sinh, an toàn lao động...

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bắc Ninh: ổn định tổ chức, vận hành hiệu quả chính quyền mới tại hai xã Xuân Cẩm và Hoàng Vân

Bắc Ninh: ổn định tổ chức, vận hành hiệu quả chính quyền mới tại hai xã Xuân Cẩm và Hoàng Vân

08 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi-Theo thông tin từ UBND tỉnh Bắc Ninh, hai xã Hoàng Vân và Xuân Cẩm sau khi được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã chính thức đi vào vận hành bộ máy chính quyền mới. Công tác ổn định tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ và triển khai nhiệm vụ được tiến hành kịp thời, đồng bộ, đúng quy định, đảm bảo hoạt động hiệu quả ngay từ những ngày đầu.

Sớm hoàn thiện căn cứ để xác định mức thu học phí trường chất lượng cao tại Hà Nội

Sớm hoàn thiện căn cứ để xác định mức thu học phí trường chất lượng cao tại Hà Nội

07 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi - Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hà Nội đề nghị các trường thực hiện theo mô hình giáo dục chất lượng cao (CLC) khẩn trương xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xác định, trình phê duyệt mức thu học phí năm học 2025 - 2026 và các năm học tiếp theo bảo đảm theo quy định.

Thúc đẩy chủ động, năng động và sáng tạo

Thúc đẩy chủ động, năng động và sáng tạo

07 Jul, 04:48 AM

Kinhtedothi - Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp càng đòi hỏi cán bộ gần dân, sát dân hơn, bởi đây là yêu cầu tất yếu, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân tốt hơn. Việc tiếp tục thúc đẩy học và làm theo từ tưởng của Bác là nền tảng hành động để thúc đẩy sự chủ động, năng động và sáng tạo, giúp chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề của người dân một cách nhanh chóng và kịp thời.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ