“Tìm giải pháp giảm thiểu vi phạm trong công tác trùng tu di tích” là nội dung được các chuyên gia, nhà quản lý văn hóa mổ xẻ trong cuộc tọa đàm trực tuyến do báo Kinh tế & Đô thị tổ chức sáng 14/8.
Bao nhiêu trong 5.922 di tích “kêu cứu”? Hà Nội đã tổng kiểm kê được 5.922 di tích, nhưng vấn đề kiểm kê di tích xếp hạng mới chỉ dừng lại ở công việc báo cáo sơ bộ. Chính vì vậy, hàng tháng, trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những ngôi đình, ngôi chùa ở Ứng Hòa, Thanh Oai, hay Thường Tín “kêu cứu” vì sắp đổ sập, hoặc Nhân dân phản ánh chống sập không thành nên bê tông hóa di tích.
Từ cán bộ quản lý địa phương đến ngành văn hóa Thủ đô đôi khi bị bất ngờ. Bởi vì, theo Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Trương Minh Tiến, năm 2015 ngành văn hóa đã thống kê được toàn TP có 500 di tích xuống cấp, trong đó có 200 di tích xuống cấp nghiêm trọng nhưng bức tranh cụ thể của từng di tích thì mới chỉ nắm được qua báo cáo.
Chủ tịch UBND TP cũng đã yêu cầu các ngành xây dựng đề án hỗ trợ các quận, huyện tu bổ di tích. Tuy nhiên, ngân sách chỉ mang tính hỗ trợ một phần, chủ yếu nguồn vốn tu bổ và tôn tạo di tích vẫn phải dựa vào nguồn kinh phí xã hội hóa.Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Trương Minh Tiến |
Ông Trương Minh Tiến cho biết: Hiện nay Thành ủy, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu cuộc kiểm tra đánh giá liên ngành về vấn đề này. Dự kiến năm 2019, sau khi đi đánh giá thực tế từng địa phương, đoàn kiểm tra liên ngành của TP sẽ đưa ra được những đánh giá và đề xuất bảo tồn cụ thể.830 tỷ đồng đầu tư tu bổ trong 2 nămPGS.TS Phạm Mai Hùng – Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam biện dẫn, năm 2014 và 2015 con số này lên đến gần 830 tỉ đồng (trong đó nguồn kinh phí của Nhà nước là 445 tỷ đồng, xã hội hóa là 385 tỷ đồng). Những con số này cho thấy Hà Nội đặc biệt quan tâm đến công tác trùng tu, tu bổ di tích. Nhưng nhu cầu tu bổ, sửa chữa di tích ở các quận, huyện tại Hà Nội là rất lớn.
Thực tế cho thấy, ở khu vực nội thành, công tác quản lý tu bổ di tích diễn ra thuận lợi do nguồn ngân sách có điều kiện, việc vận động nguồn vốn xã hội hóa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, tại các địa phương xa, việc cân đối ngân sách khó khăn nên nhiều di tích vẫn trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.Do số di tích văn hóa nhiều, ý thức trách nhiệm của một bộ phận chính quyền địa phương còn hạn chế, trên địa bàn Hà Nội gần đây vẫn xảy ra vụ việc Đình Lương Xá (Ứng Hòa) bị bê tông hóa. Sự việc trên bắt nguồn tự việc đình đã xuống cấp, người dân địa phương đã đóng góp tiền để sửa chữa (800.000 đồng/người). Mặc dù, huyện Ứng Hòa đã có văn bản yêu cầu tạm dừng tu bổ sửa chữa nhưng do lo sợ đình bị đổ sập, người dân vẫn tự ý hạ giải, bê tông hóa ngôi đình hơn 300 năm tuổi. Đến khi báo chí vào cuộc chính quyền huyện vẫn không hay biết.
Về vấn đề này, PGS.TS Phạm Mai Hùng cho rằng: “Qua những vụ việc trên hé lộ một vấn đề, việc tuyên truyền các văn bản đang có vấn đề. Lẽ ra trên cơ sở hiện trạng, chúng ta phải tìm phương án sửa chữa hơn là việc bê tông hóa”. Bên cạnh đó, ông Hùng cũng cho rằng, trong khi nguồn ngân sách dành cho việc sửa chữa, tu bổ di tích của Hà Nội còn hạn chế, người dân đã đóng góp, có nhà tài trợ về kinh phí thì nên tìm giải phải sử dụng hợp lý.Cần tính vật liệu thay thế để trùng tuHiện việc sửa chữa nguyên bản lại di tích gặp nhiều khó khăn. Đơn cử như tại Lương Xá, để trùng tu lại đình bằng gỗ như cũ mất 10 tỷ đồng nhưng bằng xi măng chỉ mất 5 tỷ đồng. Phải chăng đã đến lúc ngành văn hóa phải tính đến phương án đồng ý cho người dân sử dụng vật liệu thay thế trong quá tình trùng tu di tích.
Hiện nay, có quá nhiều di tích bị làm mới vì xu hướng thích hoành tráng của một số cá nhân, đặc biệt các cá nhân có nguồn tiền xã hội hóa hỗ trợ công tác tu bổ. Đối với hiện tượng này, tôi cho rằng, các cấp chính quyền đã biết nhưng chưa khắc phục được.PGS.TS Phạm Mai Hùng - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam |
Trước vấn đề này, ông Nguyễn Viết Chức cho biết: “Di sản không phải nhất thành bất biến mà có những bổ sung nhất định qua từng thời kỳ. Nhưng thay đổi như thế nào thì phải đánh giá cụ thể từng di tích, các nhà khoa học không thể đưa ra một bài toán chung. Trong di sản dù là vật thể nhưng ý nghĩa phi vật thể rất quan trọng, nếu thay đổi vật liệu mà làm thay đổi ý nghĩa là không được”.PGS.TS Phạm Mai Hùng khẳng định, trong lịch sử đã từng có việc thay đổi vật liệu trong quá trình trùng tu, đó là thay đổi gỗ lim bằng gỗ mít. Nhưng chưa từng có sự thay đổi từ gỗ thành vật liệu bê tông như đình Lương Xá. Bên cạnh đó, ông Trương Minh Tiến cũng khẳng định Bộ VHTT&DL chưa từng có quy định hay hướng dẫn về vấn đề thay đổi vật liệu, nên trước mắt quá trình trùng tu vẫn phải đảm bảo yếu tố nguyên gốc.Đề xuất sửa LuậtCó hay không câu chuyện xin có tiền nhưng xin mãi thủ tục vẫn không được tu bổ, hay những chuyện gây khó dễ của cơ quan quản lý, là những vấn đề được các khách mời nêu ra để bàn thảo. Thực tế tại huyện Phúc Thọ, Phó Trưởng phòng VH - TT Vũ Hồng Hải thông tin: “Chúng tôi đã tuyên truyền để người dân nhận thức được việc sửa chữa di tích làm theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, người dân nhìn di tích xuống cấp, Phật đội nón, Thánh phải tránh đi chỗ khác rất xót xa. Họ làm hồ sơ báo cáo lên xã, huyện, TP nhưng rồi hồ sơ lại quay lại”.
Theo quy trình, việc xin phép tu bổ, nếu chủ đầu tư chọn được đơn vị tư vấn có năng lực, kinh nghiệm… thì sẽ mất 10 tháng đến 1 năm để hoàn thành. Nếu chủ đầu tư chọn đơn vị tư vấn không có năng lực, thì thời gian còn lâu hơn. Thêm nữa, đối với các di tích xuống cấp nghiêm trọng, các thủ tục xin phép cũng rườm rà. Chính vì vậy, ông Vũ Hồng Hải đề xuất nên phân cấp mạnh mẽ hơn đến chính quyền cấp quận, huyện về vấn đề quản lý di tích, giảm tải các thủ tục xin phép tu bổ, đặc biệt là tu bổ cấp thiết.
Mặc dù, ông Trương Minh Tiến khẳng định, Sở VH&TT tạo điều kiện hoàn thành sớm nhất cho các đơn vị nhưng cũng phải hoàn thành đầy đủ các quy định của Luật Di sản văn hóa. Do vậy, đại diện cơ quan quản lý địa phương, cùng các chuyên gia kiến nghị, Nhà nước nên hỗ trợ việc làm thủ tục hồ sơ giúp Nhân dân, sau đó nguồn vốn xã hội hóa chỉ phục vụ các công việc tu sửa.Tọa đàm trực tuyến sáng 14/8, tuy chỉ mới xới lên một số vấn đề “nóng” của công tác tu bổ. Nhưng với sự trao đổi thẳng thắn, thậm chí là tranh luận phản biện giữa các khách mời, ban tổ chức, bạn đọc theo dõi hy vọng tìm ra một trong những giải pháp để giảm thiểu các vụ việc gây xôn xao dư luận như ở chùa Trăm Gian, chùa Khúc Thủy, đình Lương Xá…, góp phần vào công tác gìn giữ, phát huy giá trị di sản Thủ đô.
Ngày 13/8, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Văn Quý đã ký văn bản số 3692/UBND-KGVX về việc xử lý vi phạm tại đình Lương Xã. Lãnh đạo UBND TP chỉ đạo UBND huyện Ứng Hòa kiểm điểm xử lý các tổ chức cá nhân vi phạm quy định, báo cáo UBND TP trong tháng 8/2018; giao Sở VH&TT Hà Nội hướng dẫn UBND huyện Ứng Hòa, UBND xã Liên Bạt thực hiện đúng quy định của pháp luật và TP. Chiều 14/8, phóng viên báo Kinh tế & Đô thị liên lạc với lãnh đạo UBND huyện Ứng Hòa và được biết, quá trình kiểm điểm trách nhiệm thôn, xã đang được phòng Nội vụ của huyện hướng dẫn và giám sát, chưa có kết quả cụ thể. |