Thông tin này được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cảnh báo. Song, trường nghề, nhất là khối xã hội và văn hóa nghệ thuật chưa chú ý đào tạo an toàn sức khỏe nghề nghiệp (ATSKNN).
Khoảng trống trong đào tạoLĐ trẻ có nhiều ưu điểm: Sáng tạo, linh hoạt, tiếp thu nhanh công nghệ mới. Thế nhưng, ông Dylan Tromp – chuyên gia Quản lý Dự án của ILO cho rằng, LĐ trẻ dễ bị tổn thương hơn trước những chấn thương và bệnh tật tại nơi làm việc vì nhiều nguyên nhân. Đầu tiên phải kể đến là, LĐ trẻ thiếu nhận thức về quyền hạn, cũng như kỹ năng và kinh nghiệm về nơi làm việc. Người trẻ tuổi mới vào làm việc không được đào tạo hiệu quả về an toàn lao động (ATLĐ), trong khi chủ sử dụng lao động lại giao cho những nhiệm vụ không phù hợp dẫn đến khả năng chấn thương nghề nghiệp cao. Ông Tromp cũng cho rằng, kiến thức và nhận thức của các đối tác xã hội, xã hội dân sự và công chúng còn hạn chế, cộng với nguồn lực về vốn, kỹ thuật của các DN không dồi dào cũng là nguyên nhân khiến LĐ trẻ dễ bị tổn thương.Khám tư vấn sức khỏe cho người lao động tại Khu công nghiệp Thăng Long. Ảnh: Công Hùng |
Đồng quan điểm, theo ông Nguyễn Văn Bình - Giám đốc Công ty Truyền thông Media, LĐ trẻ chưa được đào tạo bài bản từ khi còn đi học là thực tế mà Việt Nam và các nước đang phát triển gặp phải: “Việc này bắt nguồn từ sự cách biệt, chưa gắn kết giữa các tổ chức đào tạo với chủ sử dụng LĐ. Chính vì thế, sinh viên chưa được đào tạo kiến thức về ATLĐ, dẫn đến hiểu biết còn hạn chế”. Vậy nhưng, bà Ngô Kim Tú – Trưởng bộ môn ATLĐ, Khoa Quản lý nguồn nhân lực, Đại học Lao động Xã hội khẳng định: “Khối sinh viên những trường kỹ thuật được đào tạo về ATLĐ rất bài bản, nội dung này được tích hợp trong các bộ môn. Tuy nhiên, khối trường nghệ thuật, xã hội chưa đưa nội dung ATSKNN vào chương trình đào tạo nên SV chưa có ý thức bảo vệ sức khỏe trong quá trình tham gia vào thị trường LĐ. Một số em chú ý đến vấn đề này thì tự quan sát những người nhiều tuổi làm việc hoặc hỏi bạn bè”.
Thay đổi từ nhận thứcNhiều người cho rằng, người LĐ (NLĐ) được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân mới là những biện pháp đảm bảo an toàn khi làm việc. Nhưng bà Tú khẳng định điều đó là chưa đủ. Bởi quan trọng là NLĐ nhận thức được sự cần thiết của ATSKNN thì sẽ có nhiều cách thức bảo vệ. Đương nhiên, phương tiện trang bị bảo vệ cá nhân chỉ là một cách. “Cách thức đó, chúng ta nghĩ là rẻ tiền nhưng thực tế chọn khẩu trang ra sao, sử dụng kính trong từng điều kiện làm việc hay di chuyển giao thông hàng ngày cũng là vấn đề. Vì thế, người trẻ tuổi cần có hiểu biết về nhận thức” – bà Tú lưu ý.Khẳng định vẫn còn những DN chưa tuân thủ nghiêm túc ATVSLĐ, có thể dẫn đến việc NLĐ chưa hiểu mà vẫn được tham gia LĐ. Vì thế, theo ông Hà Tất Thắng – Cục trưởng Cục ATLĐ, mỗi ngành tùy theo đặc thù của mình mà đưa nội dung an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) vào trường học cho phù hợp. Người học sẽ được giáo dục ban đầu về ATVSLĐ để họ hiểu làm việc để nuôi sống bản thân nhưng trước hết phải đảm bảo an toàn tính mạng. Từ nhận thức đó, cộng thêm tác động, tuyên truyền, huấn luyện và đưa các chương trình ATSKNN vào trường học để trang bị kiến thức cho người học. Khi bắt đầu vào DN, LĐ trẻ được học nhiều hơn về ATVSLĐ, kiểm tra sát hạch về nhận thức và thực hành thì mới được tham gia LĐ.Hiện nay, khi tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao, nhiều người trẻ chỉ quan tâm có được việc mà bỏ qua yếu tố ATSKNN cho mình. Các bạn trẻ cần lựa chọn công việc theo đam mê, nhưng để gắn bó lâu dài và phát triển nghề một cách bền vững, phải đảm bảo sức khỏe. Vì vậy, trước tiên LĐ trẻ cần có ý thức về ATSKNN. Bà Ngô Kim Tú - Trưởng bộ môn ATLĐ, Khoa Quản lý nguồn nhân lực, Đại học Lao động Xã hội |