Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giáo dục nghề nghiệp: Đề xuất chuyển về Bộ GD&ĐT quản lý

Kinhtedothi - Trước tình trạng chồng chéo dẫn đến những bất cập trong quản lý giáo dục nghề nghiệp giữa Bộ GD&ĐT và Bộ LĐTB&XH, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, Bộ GD&ĐT mới đây đã có tờ trình gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề xuất giải pháp khắc phục.
Hiện tại, Bộ GD&ĐT đang quản lý bậc mầm non, phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học (ĐH) và sau ĐH; còn Bộ LĐTB&XH quản lý 2 bậc học giữa (trung cấp nghề và cao đẳng nghề). Với sự phân công này, ngành lao động không thể can thiệp được vào công tác hướng nghiệp trong các trường phổ thông. Bản thân việc liên thông giữa dạy nghề và bậc ĐH cũng “ách tắc” do không thống nhất chuẩn đầu ra ở các trình độ (bậc ĐH đào tạo theo tín chỉ, dạy nghề lại đào tạo theo môn học hoặc mô-đun với tiêu chuẩn kiểm định khác nhau).
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Điều này gián tiếp ảnh hưởng đến công tác phân luồng vào giáo dục nghề nghiệp. Bất cập nữa được lãnh đạo Bộ GD&ĐT chỉ ra từ sự chồng chéo trong quản lý là gây hiệu quả đầu tư thấp và dàn trải. Cụ thể, các quy chế về tuyển sinh, đào tạo, kiểm định, tiêu chuẩn giáo viên, quản lý học sinh, sinh viên, hợp tác quốc tế…, 2 Bộ “mạnh ai nấy làm”. Chưa nói đến phí tổn trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thì văn bản quản lý cũng chồng chéo khi một trường vừa đào nghề, vừa đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, rồi cao đẳng, ĐH. Ngoài ra, từ 2 cơ quan quản lý đầu mối cấp T.Ư đã hình thành ở cấp địa phương lên tới 63 phòng quản lý dạy nghề thuộc sở LĐTB&XH, trong khi các sở GD&ĐT đều đã có phòng giáo dục chuyên nghiệp kiêm nhiệm quản lý giáo dục ĐH địa phương. Với những bất cập này, lãnh đạo Bộ GD&ĐT khẳng định việc quản lý Nhà nước về GD&ĐT không phù hợp để hội nhập, gây khó trong việc hợp tác về giáo dục, đàm phán quốc tế và công nhận văn bằng chứng chỉ giữa các quốc gia.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT kiến nghị Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam để có đề xuất với Thủ tướng và Chính phủ xem xét giao Bộ GD&ĐT thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân từ giáo dục mầm non đến giáo dục ĐH, kể cả bậc trung cấp nghề, cao đẳng nghề. Đồng thời, chuyển phần lớn bộ máy của Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTB&XH) về Bộ GD&ĐT, chỉ để lại một đơn vị thuộc Bộ LĐTB&XH thực hiện chức năng về chính sách bảo trợ xã hội, chăm lo đào tạo nghề ngắn hạn có cấp chứng chỉ cho người lao động, đào tạo người thất nghiệp, tàn tật…
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

Thí sinh, phụ huynh kể chuyện “chốt” trường vào lớp 10

12 Jul, 10:32 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi lớp 10 năm học 2025 – 2026 tại Hà Nội dần khép lại, đa số học sinh đã chốt được ngôi trường mình tiếp tục theo học ở bậc THPT. Tuy nhiên, vẫn có số ít em, hoặc đỗ nhiều nguyện vọng, hoặc không đỗ nguyện vọng nào, vẫn đang xuôi ngược tìm kiếm, tính toán để “chốt” trường.

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2025-2026, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương rà soát nhu cầu chuyển trường cho con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Bắc Giang.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ