Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giao lưu văn hoá, giáo dục Hà Nội – Fukuoka (Nhật Bản) lần thứ 7

Kinhtedothi - Chiều 6/8, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức lễ đón tiếp đoàn cán bộ, giáo viên, học sinh tỉnh Fukuoka (Nhật Bản) trong khuôn khổ chương trình giao lưu, trao đổi văn hoá, giáo dục giữa Hà Nội và Fukuoka.

Năm 2024 là năm thứ 7 diễn ra chương trình trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa Hà Nội và Fukuoka (Nhật Bản). Có 5 trường học tại Hà Nội tham gia hoạt động giao lưu, hợp tác lần này gồm: THPT Việt Đức, THPT Trần Phú, THPT Phan Đình Phùng, THCS & THPT Newton, THCS & THPT Phenikaa.

Giám đóc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cùng Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Quốc Toản tặng quà cho đoàn giáo viên, học sinh tỉnh Fukuoka, Nhật Bản.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cùng Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Quốc Toản tặng quà lưu niệm cho đoàn giáo viên, học sinh tỉnh Fukuoka.

Trong khuôn khổ chương trình, 49 học sinh tỉnh Fukuoka (Nhật Bản) sẽ được các gia đình học sinh Việt Nam đón về nhà để sinh sống, giao lưu, trải nghiệm trong thời gian từ nay đến 9/8.

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, chương trình trao đổi, giáo lưu văn hoá, giáo dục giữa Hà Nội và Fukuoka nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa Sở GD&ĐT Hà Nội và Hiệp hội giáo dục tư thục tỉnh Fukuoka (Nhật Bản), đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Hoạt động còn giúp hai bên chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục, giảng dạy, đặc biệt là Tiếng Việt và Tiếng Nhật; giúp học sinh Nhật Bản thêm hiểu biết và yêu mến Việt Nam, quảng bá hình ảnh Hà Nội, Việt Nam với bè bạn năm châu.

Có 49 học sinh Nhật Bản tham dự chương trình giao lưu văn hoá, giáo dục lần này.
Có 49 học sinh Nhật Bản tham dự chương trình giao lưu văn hoá, giáo dục lần này.

"Trong bối cảnh giao lưu giữa Nhân dân hai nước Việt Nam - Nhật Bản ngày càng đi vào chiều sâu, chương trình sẽ góp phần tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị gắn bó giữa người dân Việt Nam và Nhật Bản nói chung; tình cảm thắm thiết giữa học sinh và các nhà trường Hà Nội - Fukuoka nói riêng”, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương nhấn mạnh.

Đại diện đoàn học sinh phổ thông Fukuoka chia sẻ, chuyến thăm, giao lưu, học tập của học sinh Nhật Bản sang Hà Nội lần này là cơ hội để học sinh Nhật Bản tìm hiểu về văn hoá, trong đó có văn hoá ẩm thực Việt Nam. Đây là hoạt động hữu ích, góp phần tăng cường giao lưu văn hoá của học sinh hai thành phố; đồng thời là cơ hội để giáo viên tỉnh Fukuoka - Nhật Bản đến thăm các nhà trường của Hà Nội để tìm hiểu, học hỏi những tiến bộ của giáo dục Việt Nam...

Thay mặt các học sinh Hà Nội tham gia chương trình, em Hà Phương, lớp 10A1, Trường THPT Phan Đình Phùng cho hay: "Em rất vinh dự và háo hức được đón các bạn Nhật Bản về nhà mình trải nghiệm, sinh sống trong một vài ngày tới. Chắc chắn, đây sẽ là kỷ niệm đẹp trong quãng đời học sinh của em...".

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đào tạo “Học nghề có lương”

Đào tạo “Học nghề có lương”

23 May, 05:14 AM

Kinhtedothi - Với chương trình đào tạo “Học nghề có lương” đã giúp học sinh các trường trung cấp, cao đẳng được rèn luyện kỹ năng chuyên môn, DN đón nhận ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và với chương trình này, các em làm chủ tay nghề khi tốt nghiệp, tăng lợi thế cạnh tranh khi ra trường, tự tin bước vào thị trường lao động.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ