Giao thông Hà Nội năm 2009 "sáng sủa" hơn

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Năm 2009, toàn TP Hà Nội xảy ra 785 vụ tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, làm 849 người chết và 516 người bị thương; có gần 46.000 trường hợp vi phạm bị Thanh tra Sở GTVT kiểm tra xử lý và phạt tiền hơn 12 tỉ đồng.

KTĐT - Năm 2009, toàn TP Hà Nội xảy ra 785 vụ tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, làm 849 người chết và 516 người bị thương; có gần 46.000 trường hợp vi phạm bị Thanh tra Sở GTVT kiểm tra xử lý và phạt tiền hơn 12 tỉ đồng.

Đó là một phần trong “bức tranh” giao thông Hà Nội được báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2009 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch 2010 của Sở GTVT Hà Nội tổ chức sáng nay 8/1.

Theo đánh giá chung của Sở này, năm 2009, Sở GTVT chủ động phối hợp có hiệu quả với Công an TP Hà Nội, các ngành có liên quan thực hiện hàng loạt các giải pháp tổ chức giao thông mới tại một số nút, một số tuyến đường, bước đầu khắc phục được tình trạng ùn tăc giao thông kéo dài và giảm tai nạn giao thông.

Năm 2009, toàn TP Hà Nội xảy ra 785 vụ tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt (giảm 7 vụ so với năm 2008) làm 849 người chết (giảm 5 người so với năm 2008) và 516 người bị thương (giảm 9 người so với năm 2008); có gần 46.000 trường hợp vi phạm bị Thanh tra Sở GTVT kiểm tra xử lý và phạt tiền hơn 12,6 tỉ đồng.

Trong năm, lượng hành khách đi lại bằng vận tải công cộng đạt 505 triệu lượt/năm, trong đó hành khách đi xe buýt có 420 triệu lượt, taxi là 38 triệu lượt, xe hợp đồng là 7 triệu lượt và vận tải khách liên tỉnh đạt 40 triệu lượt hành khách/năm.

Có 49 tuyến buýt trợ giá được triển khai thực hiện theo phương án đặt hàng, duy trì ổn định 16 tuyến buýt xã hội hóa và 14 tuyến buýt không trợ giá; 1436 km đường với 210 cầu được duyệt theo phương án đặt hàng.

Trong xây dựng cơ bản, Sở GTVT Hà Nội, nguồn vốn được UBND TP giao là hơn 746 tỉ đồng, dự kiến đến 31/1/2010 sẽ giải ngân được hơn 99% kế hoạch giao. 

Trong công tác tổ chức giao thông, đảm bảo an toàn giao thông, sau khi Hà Nội được mở rộng, trên địa bàn thành phố xuất hiện khoảng 124 điểm ùn tắc hoặc có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Sở GTVT đã phối hợp với Công an TP Hà Nội tiến hành nhiều cuộc khảo sát thực tế và đã sắp xếp, tổ chức lại giao thông trên một loạt các nút, các tuyến phố chính có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn, điều chỉnh chu kỳ đèn tính hiệu giao thông, bổ sung biển báo, kẻ sơn tổ chức giao thông, điều chỉnh dải phân cách tại 11 vị trí nút giao cắt.

Hiện tại, Liên ngành Sở GTVT và Công an thành phố đã có kế hoạch trình UBND TP Hà Nội cho phép thực hiện tổ chức phân làn theo phương tiện trên 7 tuyến phố trọng điểm trong đầu năm 2010.

Cũng trong năm 2009, Sở GTVT phối hợp với Bộ Tư lệnh Công binh hoàn thành lắp đặt và đưa vào vận hành hệ thống cầu phao Chèm, xây dựng đường dẫn cầu phao để phân luồng giao thông cho bình quân 5.000 lượt xe/ngày đêm nhằm giảm tải cho cầu Thăng Long khi sửa chữa.

Tuy nhiên, năm qua, một số dự án do Sở làm chủ đầu tư còn chậm, đặc biệt là các dự án kỷ kiệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và một số dự án quan trọng tiến độ triển khai.

Sang năm 2010, Sở GTVT Hà Nội tập trung thực hiện các dự án, công trình như: đường Văn Cao - Hồ Tây, quốc lộ 32, đường Nguyễn Phong Sắc, Lê Trọng Tấn; hoành thành 13 công trình hạ ngầm các đường dây đi nổi và 11 dự án chỉnh trang, nâng cấp và các công trình trọng điểm khác, đồng thời tăng cường trật tự đô thị, đảm bảo trật tự an toàn giao thông phục vụ kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần