Kinhtedothi - Sở GTVT TP Hà Nội cấp phép để tiến hành rào chắn phục vụ thi công dự án hầm chui Kim Đồng – Giải Phóng. Theo ghi nhận, sáng thứ 2 đầu tuần, các phương tiện đi lại thuận lợi, an toàn.
Từ ngày 6/4, trên đường Giải Phóng đoạn từ nút giao Kim Đồng đến nút giao Trương Định, các phương tiện (trừ xe khách từ 29 chỗ trở lên, xe buýt) đi trung tâm thành phố sẽ quay đầu tại điểm mở dải phân cách số 1 (cách cổng ra của bến xe Giáp Bát khoảng 100m về phía ngã ba Kim Đồng - Giải Phóng). Cấm tất cả các phương tiện từ trung tâm tâm thành phố đi Ngọc Hồi quay đầu tại điểm mở dải phân cách số 1.
Đơn vị thi công rào chắn trên đường Kim Đồng để thực hiện thi công hầm chui từ ngày 6/4.
Tại vị trí điểm mở dải phân cách số 2 (cách cổng ra của bến xe Giáp Bát khoảng 100m về phía ngã ba Kim Đồng - Giải Phóng), tổ chức cho các phương tiện (trừ xe khách từ 29 chỗ trở lên, xe buýt) quay đầu tại điểm mở dải phân cách số 2 theo cả 2 chiều.
Việc tổ chức lại giao thông nhằm phục vụ rào chắn trên đường kim Đồng, để thi công dự án hầm chui Kim Đồng - Giải Phóng.
Giao thông qua khu vực nút giao này sau khi được tổ chức lại diễn ra an toàn, thuận lợi.
Theo ghi nhận, sáng thứ 2 đầu tuần, phương tiện di chuyển qua nút giao thuận lợi, dễ dàng, không xảy ra tình trạng ùn tắc. Trên đường Giải Phóng hướng vào nội đô phương tiện đông đúc nhưng không ùn tắc.
Chị Nguyễn Thị Lan, trú tại quận Hoàng Mai, TP Hà Nội cho biết: “Tôi hàng ngày đi làm qua đường Kim Đồng. Nắm được thông tin rào chắn qua báo đài nên tôi đã chủ động đi làm sớm hơn thường ngày. Mặc dù đường bị rào chắn hẹp hơn, tuy nhiên không xảy ra tình trạng ùn tắc, phương tiện di chuyển dễ dàng”.
Anh Lê Văn Hùng, trú tại quận Hoàng Mai, TP Hà Nội chia sẻ, việc rào chắn ít nhiều làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, tuy nhiên không gây ra tình trạng ùn tắc.
“Người dân chúng tôi mong rằng dự án sẽ được triển khai nhanh chóng, đúng tiến độ để việc đi lại của người dân được an toàn, thuận lợi” – anh Lê Văn Hùng nói.
Lòng đường Kim Đồng bị thu hẹp để phục vụ thi công dự án.
Đường Kim Đồng hướng ra Giải Phóng giao thông diễn ra thuận lợi sáng 8/4.
Đơn vị thi công thảm nhựa, mở rộng thêm lòng đường phục vụ người dân đi lại.
Công nhân túc trực dọn dẹp khu vực xung quanh dự án.
Giao thông qua khu vực diễn ra thuận lợi, không xảy ra tình trạng ùn tắc.
Không xảy ra xung đột giao thông tại nút giao.
Nhiều thời điểm khu vực rào chắn trở nên đông đúc.
Một số người dân ý thức tham gia giao thông chưa cao khiến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn.
Kinhtedothi - Hà Nội đang lên phương án xây hầm chui tại nút giao Cổ Linh - cầu Vĩnh Tuy (hầm chui Cổ Linh), nhằm giải quyết ùn tắc và giảm xung đột giao thông cho khu vực phía Đông, Đông Bắc Vành đai 2. Dự án có thể triển khai nhanh do không phải giải phóng mặt bằng.
KInhtedothi - Sau gần một năm thi công, dự án hầm chui Kim Đồng đã hoàn thành được nhiều hạng mục lớn. Tuy nhiên, đây là hầm chui đặc thù khi phải thi công qua đường sắt, mặt bằng chật hẹp khiến dự án gặp nhiều khó khăn.
Kinhtedothi - Theo thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương, trong hai ngày 21 và 22/5/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 15 trường hợp xe ba gác, xe tự chế vi phạm các lỗi như không có giấy phép lái xe, không có chứng nhận đăng ký xe, chở hàng cồng kềnh, quá khổ, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Kinhtedothi - Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Thạc sĩ Quản lý kinh tế Hoàng Thị Thu Phương cho rằng, sở dĩ nhiều ý kiến cho rằng mức phạt vi phạm giao thông quá cao không mang đến hiệu quả tích cực là do chưa hiểu rõ về các khoản chi từ nguồn thu này. Để người dân hiểu và ủng hộ, cần làm rõ việc chi từ nguồn thu nộp phạt giao thông là để tăng cường hiệu quả cho chính công tác bảo đảm trật tự, ATGT.
Kinhtedothi - Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được vừa có đề xuất kết nối và kéo dài các tuyến metro hiện có đến các địa phương lân cận như Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Kinhtedothi - Bộ Xây dựng có văn bản về việc phối hợp chỉ đạo, xử lý dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án Đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh - đoạn tránh phía Đông TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Kinhtedothi - Tuyến đường ven biển từ xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh đi thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng đang đứng trước nguy cơ chậm tiến độ vì khó khăn về mặt bằng và vật liệu san lấp.