Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giáo viên mầm non Hà Nội: giữ lửa nghề bằng tình yêu con trẻ

Kinhtedothi – Dịp Tết Nguyên đán, cô và trò nhiều trường mầm non tại Hà Nội đã cùng nhau tổ chức những hoạt động mang đậm nét đẹp văn hóa cổ truyền. Phía sau những nụ cười và sự tận tâm với trẻ, không ít cô mang theo nỗi niềm riêng nhưng luôn dặn mình phải nỗ lực vượt qua.

Những nỗi niềm riêng

Cô Lê Thu Hiền - giáo viên Trường Mầm non B, quận Hoàn Kiếm đã bước vào tuổi U60 và có 37 năm gắn bó với nghề. 37 năm qua là chuỗi ngày vất vả, tận hiến của cô với ngành mầm non Hà Nội. Dẫu nhiều khó khăn cả trong công việc và cuộc sống riêng nhưng lòng mến trẻ đã trở thành sợi dây neo giữ cô lại với nghề.

Cô Lê Thu Hiền - giáo viên Trường Mầm non B và cô Lý Thị Thu Huyền - giáo viên Trường Mầm non Việt Triều hữu nghị.

Cô Hiền tâm sự, nhà cô ở gần Trường Sư phạm mầm non nên ngay lúc còn nhỏ, khi nhìn qua hàng rào thấy sinh viên múa hát, cô đã thích ngành mầm non. Lớn lên, cô thi vào trường, tốt nghiệp đi dạy tại Trường Mầm non B. Gần 40 năm công tác, cô đã chăm sóc, dạy bảo nhiều thế hệ học sinh và từ cô giáo năm xưa, đến nay cô đã trở thành “bà giáo”.

Nói về nghề nghiệp mình gắn bó, cô Hiền dùng từ “vất vả”, thậm chí “cực vất vả”. Mỗi ngày, cũng như các cô giáo mầm non khác, cô phải đóng nhiều vai để chăm sóc trẻ từ bữa ăn, giấc ngủ đến dạy, hướng dẫn kỹ năng, thói quen sinh hoạt cho trẻ… Thời gian đón và chăm sóc trẻ từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều nhưng hầu như ngày nào công việc của các cô cũng kéo dài hơn.

Vất vả là thế, 7 năm trước, cô Hiền biết mình mắc bệnh ung thư tuyến giáp và có giai đoạn cô phải điều trị ở viện trong thời gian dài. Quá mệt mỏi và áp lực, có lúc cô nghĩ đến chuyện bỏ nghề bởi nếu duy trì, căn bệnh về thanh quản của cô có nguy cơ càng nặng hơn. Vậy nhưng, khi sức khỏe tạm ổn định, nỗi nhớ trẻ da diết lại thôi thúc cô phải đến trường. Chỉ khi nghe được tiếng cười nói, được trẻ ùa ra vây quanh, cô mới thấy cuộc đời mình được trọn vẹn niềm vui, ý nghĩa.

“Mình hết lòng với nghề thì nghề sẽ không phụ” - cô Hiền tâm niệm và thấy hạnh phúc vì được học sinh và phụ huynh tin yêu.

Là đồng nghiệp với cô Hiền, cô Lý Thị Thu Huyền - giáo viên Trường Mầm non Việt - Triều Hữu nghị (Hà Nội) có 26 năm gắn bó với nghề. Hoàn cảnh của cô Huyền cũng rất đặc biệt khi chồng mất cách đây 5 năm, một mình cô phải nuôi 2 con ăn học và là chỗ dựa cho bố mẹ già.

“2 con tôi đều đang trong tuổi ăn, tuổi học; nhu cầu về học liệu, sách vở ngày càng nhiều trong khi đồng lương giáo viên mầm non rất eo hẹp. Tuy vậy, tôi vẫn luôn cố gắng xoay xở để con cái được học hành đầy đủ” - cô Huyền nói.

Tại Trường Mầm non Việt - Triều hữu nghị, cô Huyền xung phong nhận lớp 18 – 24 tháng tuổi, lứa tuổi nhỏ nhất và vất vả nhất. “Do các con còn nhỏ nên tôi luôn kiên trì, nỗ lực, sát sao chăm sóc từng li từng tí cho các con; hiểu tâm lý từng con để dạy các con kỹ năng ban đầu” - cô Huyền chia sẻ. 

Vất vả, khó khăn là vậy nhưng cô Huyền chưa một lần nghĩ tới chuyện bỏ nghề. Ngược lại, cô tâm niệm phải luôn nỗ lực nhiều hơn nữa để làm tốt công việc của mình mỗi ngày.

Chia sẻ về cô Huyền, Hiệu trưởng Trường Mầm non Việt - Triều hữu nghị Đinh Bích Hà cho biết: “Cô Lý Thị Thu Huyền là một cô giáo rất đặc biệt của trường. Dù cuộc sống riêng vô cùng vất vả, khó khăn nhưng cô lúc nào cũng rạng rỡ, niềm nở khi đón trẻ, hiểu tâm lý và chăm sóc trẻ rất chu đáo. Cô thực sự là người mẹ thứ hai của trẻ và được phụ huynh yêu quý, tin tưởng...".

Mong được thấu hiểu nhiều hơn

Quan tâm, chăm lo đời sống của giáo viên, trong đó có giáo viên mầm non là nhiệm vụ được ngành giáo dục cả nước, trong đó có giáo dục Hà Nội  tích cực triển khai thực hiện. Với phương châm "không để giáo viên nào không có Tết", trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, đoàn công tác của ngành giáo dục Hà Nội do Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương làm Trưởng đoàn đã đến thăm các thầy cô giáo có hoàn cảnh khó khăn để thăm hỏi, động viên, sẻ chia với các nhà giáo; đồng thời mong thầy cô luôn yêu và gắn bó với ngành giáo dục.

Cô Lý Thị Thu Huyền - giáo viên Trường Mầm non Việt -Triều hữu nghị trong một giờ hoạt động cùng trẻ.

Trước đó, trong buổi làm việc với ngành giáo dục mầm non Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi cho biết, nhiệm vụ của cấp học mầm non có 3 nội dung chính là “nuôi dưỡng - chăm sóc – giáo dục” trẻ; trong đó nhiệm vụ “nuôi dưỡng, chăm sóc” có phần nặng hơn bởi đó là nền móng đầu tiên cho thể chất, sức khỏe của trẻ.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi cho rằng, nghề nhà giáo, đặc biệt nghề mầm non là nghề nhưng cũng là nghiệp. Từng có rất nhiều giáo viên lương thấp, vất vả và có những cơ hội để chuyển nghề khác nhàn hạ, lương cao hơn nhưng từ chối hoặc đã chuyển rồi lại quay về vì quá yêu nghề, mến trẻ. 

Thấu hiểu nỗi vất vả của nghề giáo nói chung, nghề giáo viên mầm non nói riêng, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Kim Chi đề nghị các trường mầm non cần có sự chia sẻ nhiều hơn nữa với giáo viên, nhân viên vì trong tất cả các bậc học thì đây là bậc học vất vả nhất. Ngoài ra, tiếp tục tham mưu cơ chế chính sách cho giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non.

“Bên cạnh cơ chế chung của Nhà nước, Chính phủ thì với vị thế là Thủ đô – nơi có điều kiện kinh tế phát triển với nhiều nguồn lực xã hội hóa, bằng cơ chế đặc thù, mong rằng, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cùng các đơn vị trực thuộc có thể ban hành cơ chế hỗ trợ để động viên bậc học mầm non” - Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi nhắn gửi.

Còn với cô Lê Thu Hiền và cô Lý Thị Thu Huyền – những cô giáo gắn bó nhiều chục năm với nghề mầm non, mong ước thật giản dị. Các cô mong xã hội hiểu nghề mầm non vất vả thế nào để thông cảm và thấu hiểu cho các cô nhiều hơn.

Hai nhân viên nuôi dưỡng gần 35 năm tuổi nghề và tình yêu con trẻ

Hai nhân viên nuôi dưỡng gần 35 năm tuổi nghề và tình yêu con trẻ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

Bảo đảm quyền của giáo viên, học sinh

25 Jun, 04:45 AM

Kinhtedothi - Vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT) một lần nữa làm nóng tại nghị trường Quốc hội. Đề cập giải pháp quản lý hoạt động này, Bộ GD&ĐT tiếp tục nêu đề xuất đưa dạy thêm trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dư luận đồng thuận cho rằng phải quản lý tốt việc DTHT tránh tràn lan, gây hệ lụy lâu dài cho xã hội và nâng cao chất lượng giáo dục

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

Bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề: càng sớm càng tốt

24 Jun, 05:45 AM

Kinhtedothi - Kỳ thi vào lớp 10 hàng năm áp lực, căng thẳng, được đánh giá là "khó hơn thi vào đại học". Vậy nên, dư luận, phụ huynh, học sinh đều bày tỏ sự đồng tình rất lớn với đề xuất của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) về việc xem xét bỏ tỷ lệ 40% học sinh THCS vào trường nghề để sớm chấm dứt kỳ thi kinh hoàng vào lớp 10.

Để chính sách đi đường dài

Để chính sách đi đường dài

18 Jun, 06:04 AM

Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.

Nhân văn và công bằng

Nhân văn và công bằng

13 Jun, 04:37 AM

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

Tạo cơ chế, chính sách phát triển giáo dục nghề nghiệp

28 May, 05:39 AM

Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ