Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giật mình trước tác hại không ngờ của cà rốt nếu ăn sai cách

Kinhtedothi - Cà rốt rất tốt cho cơ thể nhưng nếu không biết sử dụng có thể nguy hiểm tới sức khỏe.

Sai lầm cần tránh khi ăn cà rốt để không gây hại cho sức khỏe

Ăn nhiều cà rốt có thể gây ngộ độc thực phẩm

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Nếu bạn ăn quá nhiều cà rốt, lượng muối natri cao trong cơ thể sẽ chuyển hóa hemoglobin chứa trong cà rốt thành methemolobine với số lượng lớn.

Nếu methemolobine trong cơ thể quá lớn vượt quá khả năng thanh lọc của hệ thống men khử, dẫn đến ngộ độc thực phẩm nặng, gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Ăn nhiều cà rốt gây vàng da

Lượng beta carotene trong cà rốt mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như khả năng ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh ung thư. Ngoài ra, khi vào cơ thể, chất này được chuyển hóa thành vitamin A, B, E và các khoáng chất như canxi, sắt, đồng, mangan, magie,… nuôi dưỡng cơ thể.

Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều cà rốt, lượng caroten dư thừa và cơ thể sẽ gây ra hội chứng caroten huyết (caroten huyết là khái niệm bắt nguồn từ caroten, chất tạo nên màu cam của rau) hoặc gây vàng da.

Uống nước ép cà rốt cũng là cách cải thiện thị lực cho mắt do trong cơ thể có Vitamin A, nhưng uống quá nhiều dễ gây vàng mắt.

Ăn nhiều cà rốt ức chế rụng trứng

Nghiên cứu cho thấy, phụ nữ ăn quá nhiều cà rốt, dung nạp vào cơ thể một lượng lớn chất carotenoid có nguy cơ gây vô cảm và ức chế rụng trứng, chức năng bình thường của buồng trứng giảm sút.

Vì vậy, phụ nữ muốn mang thai cần lưu ý không nên ăn quá nhiều cà rốt.

Ăn nhiều cà rốt gây táo bón

Cà rốt là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, đặc biệt là loại chất xơ no hòa tan (loại liên kết với nước có tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa và đường ruột hoạt động hiệu quả và đều đặn) chiếm hơn 80% lượng chất xơ có trong cà rốt.

Nếu ăn quá nhiều cà rốt, một lượng lớn chất xơ không hòa tan cũng sẽ dẫn đến táo bón nếu bạn không uống đủ nước để di chuyển lượng chất xơ qua ruột.

Nấu kèm với thủy sản, hải sản có vỏ

Ăn cà rốt nấu cùng với thủy, hải sản có vỏ như tôm, cua có thể dẫn tới ngộ độc. Trong vỏ của các loài này có chứa một lượng lớn asen hóa trị 5, khi kết hợp với vitamin C trong cà rốt sẽ tạo thành asen hóa trị 3 – hay còn gọi là thạch tín.

Ai cũng biết thạch tín chứa hàm lượng độc tố cực kỳ cao, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được nấu cà rốt cùng với thủy, hải sản có vỏ.

Gọt hết vỏ bên ngoài

Nhiều người có thói quen gọt hết vỏ cà rốt trong quá trình sơ chế. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin và muối khoáng lại tập trung nhiều nhất ở phần vỏ.

Vì vậy, bạn chỉ nên cạo bỏ một lớp mỏng, không nên gọt hết vỏ để có thể giữ được nhiều nhất hàm lượng dinh dưỡng có trong cà rốt.

Cách ăn cà rốt tốt cho sức khỏe:

Chọn mua những củ cà rốt có màu tươi sáng, cứng chắc, thẳng và trơn láng, có màu cam càng đậm càng chứa nhiều betacarotene.

Trước khi ăn nên rửa sạch, gọt vỏ và cắt bỏ hai đầu để tránh ngộ độc hoá chất từ thuốc diệt côn trùng còn sót lại trên cà rốt

Người lớn không nên dùng quá 300g và trẻ em không dùng quá 150g loại củ này một tuần.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Siết quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

Siết quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể

29 Apr, 05:52 AM

Kinhtedothi - Triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025 với chủ đề “Bảo đảm ATTP, trong đó chú trọng ATTP bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”, các đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP của Hà Nội đã kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vi phạm nhờ phương thức kiểm tra đột xuất.

Đà Lạt: hơn 800 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

Đà Lạt: hơn 800 người tham gia tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm

25 Apr, 12:00 PM

Kinhtedothi - Ngày 25/4, Phòng Y tế TP Đà Lạt (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) tổ chức lớp tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho hơn 800 người trực tiếp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể trên địa bàn TP Đà Lạt năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ