Sáng nay 9/6, tức mùng 5/5 Âm lịch (ngày Tết Đoan Ngọ), nhiều gia đình trong cả nước đã đi chợ sớm và mua những món ăn, hoa quả, bánh trái, rượu nếp… để "giết sâu bọ".
Người xưa quan niệm rằng trong cơ thể con người, nhất là bộ phận tiêu hóa thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì sâu bọ ngày càng sinh sôi nảy nở gây nguy hại cho chúng ta. Loại sâu bọ này chỉ "lộ diện" vào ngày mùng 5/5 Âm lịch nên phải làm lễ trừ sâu bọ vào ngày này. Trước khi ăn, mọi người còn phải đọc câu “thần chú”: "Giết sâu sâu chết, giết bọ bọ chết". Chẳng biết sâu bọ có chết thật không nhưng lúc đó mình rất “thành tâm” nghĩ rằng: Đọc xong câu thần chú và ăn xong hoa quả thì sâu bọ, giun sán sẽ chết sạch trong bụng. Theo quan niệm, buổi sáng ngày mồng mùng 5/5, ngay khi thức dậy, súc miệng xong là phải giết sâu bọ ngay, ăn những món đồ để “giết sâu bọ” như thức ăn, hoa quả, rượu nếp trước rồi mới ăn sáng. Tục lệ này đã lưu truyền lâu đời và đến nay vẫn là ngày Tết đặc biệt.
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, người ta còn biến tấu một số món ngon khác từ nếp cẩm như xôi nếp cẩm, chè nếp cẩm, sữa chua nếp cẩm, chè chuối nếp cẩm. Theo khảo sát của phóng viên báo Kinh tế và Đô thị tại một chợ ngoại thành Hà Nội sáng 9/6, món rượu nếp ở đây được bán "chạy nhất". Mới đặt gánh rượu nếp xuống chợ, đã có rất nhiều bà nội trợ hỏi mua rượu nếp của bác Thu (Đan Phượng, Hà Nội). "Tôi không nghĩ, món rượu nếp lại đắt hàng đến thế. Vì mọi năm ít khách hỏi mua, nên năm nay, tôi không làm nhiều. Cũng có thể, món rượu nếp gia truyền nhà tôi nổi tiếng, mặt khác, giá cả phải chăng (15.000/cốc) nên hút khách". Bác Thu chia sẻ. Vì là thời tiết mùa hè nên các món hoa quả cũng chủ yếu là các loại quả mùa hè với vị chua chua ngọt dịu. Quả dùng thường xuyên nhất trong ngày này là trái mận, quả vải, quả đào, là những loại trái đang vào mùa chín rộ được bán khắp các chợ. Được biết, giá của các loại hoa quả này không tăng so với ngày thường là mấy: 30.000/kg mận, 50.000/kg vải, 40.000/kg đào... Tất bật đi chợ từ sáng sớm, chị Hải (Dương Nội, Hà Đông) cho biết, sáng nay, mình phải dậy từ 5h để chuẩn bị mọi thứ cho ngày Tết Đoan Ngọ. Năm nay, mình mua mận, xôi, chè... về để cúng gia tiên. Sau đó, cho bọn trẻ giết sâu bọ luôn. Với gia đình mình, tục lệ này đã lưu truyền từ bao đời nay và đến bây giờ thì vẫn vậy.
Lý do vì, dạ dày sau khi ngủ dậy mỗi sáng sớm hoàn toàn trống rỗng sau 1 đêm dài. Vì thế, nếu ăn các loại hoa quả hay thực phẩm có tính axit cao thời điểm này sẽ khiến dạ dày của bạn dễ bị kích thích gây đau dạ dày. Thậm chí khi ăn các loại hoa quả chua trên kèm với những thực phẩm khác cũng có thể khiến bạn phải đối mặt với những đau đớn trong dạ dày. Ngoài ra, việc chỉ ăn trái cây thay bữa sáng cũng không khoa học. Bởi trái cây chứa ít protein và calo nên không thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết tạo ra năng lượng và duy trì sự trao đổi chất bình thường của cơ thể. Vì thế, chúng có thể khiến buổi sáng làm việc của bạn vô cùng uể oải. Bây giờ, dù không còn nhiều tập tục cổ như xưa nhưng Tết Đoan Ngọ vẫn luôn có ý nghĩa rất lớn trong tiềm thức của người dân Việt.
Nhiều người dân ngoại thành Hà Nội đã đi chợ từ sáng sớm để mua những món ăn, hoa quả, bánh trái, rượu nếp… về "giết sâu bọ". |
Rượu nếp - món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. |
Mận - trái quả được ưa thích trong ngày "giết sâu bọ". |
Tuy nhiên, việc mới ngủ dậy vào sáng sớm, còn chưa ăn sáng đã ngay lập tức ăn những hoa quả nhiều tính axit như mận, vải, hồng bì, chuối, dứa... như trên là điều cực có hại cho sức khỏe và không được các bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo ăn.
Vải, đào, dưa lê... là những loại quả được người dân "giết sâu bọ". |