Trong món cháo lòng có cả tinh bột, chất đạm, chất béo và một chút chất xơ (từ hành và rau sống ăn kèm) sẽ là một món ăn cung cấp đầy đủ thậm chí là dư những thứ mà cơ thể cần.
Cháo lòng dù rất ngon nhưng chỉ nên ăn nhiều nhất 2 lần mỗi tuần, không nên ăn nhiều vì lượng calo, cholesterol quá cao. Khi ăn cháo lòng có thể giảm bớt việc ăn lòng lợn, nội tạng lợn để giảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu được thì tốt nhất nên tự làm lòng lợn, nấu cháo lòng và thưởng thức tại nhà để mọi thứ trong tầm kiểm soát.
Cháo lòng là món ăn phổ biến
Cháo lòng là món ăn phổ biến ở Việt Nam được rất nhiều người yêu thích. Các nguyên liệu để chế biến cháo lòng gồm gan, thận, tim, dạ dày, lòng… có hàm lượng calo tương tự như thịt nạc (từ 100-150 calo mỗi 100 gram). Chúng cũng có cùng hàm lượng protein (khoảng 16-22% trọng lượng, trừ não và tủy) và hàm lượng chất béo tương tự (trung bình 5%-7%) chủ yếu là chất béo bão hòa và lượng cholesterol rất cao, muối vô cơ hay vitamin đều rất phong phú.
Những người không nên ăn cháo lòng
Một số ruột động vật có lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Đặc biệt, những người có đường tiêu hóa kém ăn phải cháo lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hay ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến thì có thể phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.
Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe. Nặng hơn có thể tử vong.
Như chúng ta đã biết, các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn,vi rút, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người. Chẳng hạn như lòng lợn rất bẩn.
Ngoài ra, nếu gan động vật chăn nuôi không vệ sinh (do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc) nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin cao – chất có khả năng gây ung thư gan ở người.
Đặc biệt, nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis hay kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn.
Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng… chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Điều này cực nguy hại cho sức khỏe bà bầu.
Cháo lòng chứa nhiều cholesterol nên quá trình tiêu hóa sẽ trở nên khó khăn hơn và bạn dễ gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Nguyên nhân là do khi cơ thể suy yếu, chức năng của hệ tiêu hóa cũng suy giảm. Chính vì vậy, cháo lòng không phải là món ăn thích hợp trong giai đoạn này.
Tốt nhất khi bị cảm hoặc mệt mỏi, thay vì ăn cháo lòng, bạn nên dùng cháo nóng có hành hoặc tía tô để giải cảm cũng như bảo vệ sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng protein và cholesterol trong nội tạng động vật rất cao. Những người cao tuổi hoặc mắc bệnh tim mạch cần kiêng ăn cháo lòng vì nó có thể khiến huyết áp tăng cao, tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, thậm chí gây biến chứng tim mạch nguy hiểm.
Cháo lòng có rất nhiều cholesterol khó tiêu hóa. Chúng có chứa nhiều bệnh tồn tại trong nội tạng của con vật. Những bệnh này có thể lây sang người ăn. Bởi thế, khi bị cảm hoặc mệt mỏi, không nên ăn cháo lòng, lòng lợn vì khó tiêu và không đảm bảo vệ sinh.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua cháo lòng, tránh mua ở những nơi bày bán tại vỉa hè, các khu chợ tạm bợ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ngoài ra, trong quá trình sơ chế lòng lợn, bạn nên sử dụng muối hạt, chanh và giấm đề làm sạch lòng lợn, lấy đi hết những cặn bẩn để lòng trở nên giòn và thơm ngon hơn.
Lòng lợn trong cháo cần được nấu chín thật kỹ để đảm bảo sức khỏe. Bạn có thể sử dụng nồi áp suất để chế biến món cháo lòng được nhanh chóng và dễ chín nhừ.