Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

GMP - “bộ lọc” của thị trường thực phẩm chức năng

Kinhtedothi - Trước bối cảnh hỗn loạn của thị trường thực phẩm chức năng (TPCN), việc áp dụng tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất tốt) là cách tối ưu để những sản phẩm kém chất lượng, không đảm bảo ATTP tự rút khỏi “cuộc chơi”.
Đây cũng có thể coi như một “hộ chiếu” giúp TPCN Việt Nam gia nhập thị trường thế giới.

Không để “vàng thau lẫn lộn”

Một DN chỉ thuê quầy hàng rộng 9 - 10m2 của một nhà dân nhưng cũng đứng ra công bố và đăng ký kinh doanh TPCN, sau đó lại thuê gia công tại một cơ sở sản xuất khác. Đến khi phân phối ra thị trường sản phẩm “có vấn đề”, cơ quan quản lý quay lại tìm DN, thì cơ sở đã “không cánh mà bay”. Đây là một trong những câu chuyện có thật mà ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục ATTP chia sẻ về những lần thanh, kiểm tra giám sát TPCN của Cục. Thậm chí còn có trường hợp cá nhân đang sản xuất thức ăn cho động vật, sau khi xin được giấy phép mới đã chuyển sang sản xuất TPCN.
Một cửa hàng kinh doanh thực phẩm chức năng.  	Ảnh: Duy Mạnh
Một cửa hàng kinh doanh thực phẩm chức năng. Ảnh: Duy Mạnh
Thực tế cho thấy, TPCN Việt Nam đang tồn tại quá nhiều bất cập. Điều kiện sản xuất TPCN quá lỏng lẻo, lại không cụ thể, nên ai cũng có thể sản xuất. Hiện nay, Việt Nam cũng chưa có quy định cụ thể những thành phần được phép có trong TPCN và những thành phần phải cấm. Chính vì vậy, một số DN dược còn đưa cả các thành phần thuốc vào TPCN. Bên cạnh đó, việc công bố tác dụng của TPCN đối với sức khỏe còn bị thả nổi. Không ít DN giới thiệu tác dụng của TPCN như một thần dược, thậm chí còn công bố tác dụng mạnh hơn thuốc trong khi TPCN chỉ mang tính hỗ trợ. Cùng với đó là việc quảng cáo thái quá, rồi tính hiệu quả, chất lượng và an toàn của TPCN chưa có quy định cụ thể. Hơn nữa, thực trạng TPCN xách tay, nhập lậu tràn lan lưu hành, không đảm bảo an toàn, trong khi công tác kiểm nghiệm còn yếu kém.

Thực tế trên đã chỉ ra rằng, nếu không có một chế tài xử lý tốt, đặc biệt là quản lý sản xuất TPCN, người tiêu dùng sẽ mất niềm tin vào mặt hàng được ví như vaccine dự phòng các bệnh không lây nhiễm này. Song song với đó, các DN làm ăn chân chính sẽ đứng trước mối nguy lớn. “Vì vậy, một trong những điều chúng ta cần làm là phải hoàn thiện, chuẩn hóa các văn bản quy phạm pháp luật quy định điều kiện vệ sinh trong sản xuất TPCN, không để tình trạng “vàng thau lẫn lộn” như hiện nay” - ông Phong nhấn mạnh.

Sàng lọc doanh nghiệp

Nhằm khắc phục tình trạng này, Hiệp hội TPCN Việt Nam đã kiến nghị Bộ Y tế chỉ đạo các DN sản xuất TPCN thực hiện lộ trình bắt buộc đạt chứng nhận GMP từ năm 2015 - 2020, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu sang nước ngoài. Theo đó, dự thảo Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt TPCN sẽ góp phần giúp cơ quan quản lý siết chặt hoạt động sản xuất, kinh doanh TPCN ngay từ khâu sản xuất. Cụ thể, GMP (Good Manufacturing Practice - Thực hành sản xuất tốt) sẽ đưa ra những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất; áp dụng cho các cơ sở sản xuất, gia công, đóng gói TPCN… nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn. TPCN áp dụng GMP cũng đặt yếu tố con người, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, thao tác, môi trường ở tất cả các khu vực của quá trình sản xuất, kể cả vấn đề giải quyết khiếu nại của khách hàng và thu hồi sản phẩm sai lỗi là quan trọng nhất.

PGS.TS Trần Đáng - Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam khẳng định: “GMP có thời hạn 3 năm, mỗi năm sẽ giám sát một lần. Đây là cơ sở để loại bỏ sản phẩm không đủ tiêu chuẩn, giảm thiểu lượng hàng lậu vào Việt Nam và góp phần xây dựng TPCN trở thành ngành kinh tế bền vững, lành mạnh, vì sức khỏe của người tiêu dùng. Cùng với đó, những DN yếu kém trong lĩnh vực này sẽ bị sàng lọc. Theo lộ trình, sau khi xin ý kiến các bộ, ban, ngành, DN và địa phương, sẽ cố gắng áp dụng tiêu chuẩn GMP vào năm 2018”.

Điều đáng lo ngại là, cho đến thời điểm hiện tại, chứng nhận GMP vẫn chưa chính thức được công bố và áp dụng. Nhưng ông Nguyễn Xuân Hoàng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu TPCN khẳng định: “Nếu áp dụng GMP, số DN tồn tại được chỉ 50/50, tức khoảng một nửa DN chân chính đầu tư bài bản để làm TPCN mới tồn tại được trên thị trường”. Vì vậy, từ bây giờ cho đến thời điểm GMP được áp dụng, thị trường TPCN vẫn sẽ tồn tại những mặt hàng kém chất lượng, người tiêu dùng cần sáng suốt trong việc lựa chọn sản phẩm này.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
An Giang thể hiện tinh thần cầu thị, khát vọng vươn lên trong kỷ nguyên mới

An Giang thể hiện tinh thần cầu thị, khát vọng vươn lên trong kỷ nguyên mới

16 Jul, 10:15 AM

Kinhtedothi – Tỉnh An Giang vừa tổ chức thành công “Hội thảo khoa học định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2025 - 2030”. Sự kiện được ví như một “Hội nghị Diên Hồng” với sự có mặt của gần 300 đại biểu là lãnh đạo Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, những cán bộ chủ chốt qua các thời kỳ…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ