Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Gốc gác chim có mặt khỉ

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Theo chuyên gia điểu học Việt Nam - Giáo sư Võ Quý - đây là con cú lợn, tên khoa học là Tytoalba, loài này phân bố rộng rãi nhất của họ cú và là một trong những loài phổ biến nhất của loài chim.

KTĐT - Theo chuyên gia điểu học Việt Nam - Giáo sư Võ Quý - đây là con cú lợn, tên khoa học là Tytoalba, loài này phân bố rộng rãi nhất của họ cú và là một trong những loài phổ biến nhất của loài chim.

Dư luận đang xôn xao về loài chim có gương mặt giống khỉ ở Trà Vinh và Cần Thơ. Các nhà khoa học thì cho rằng loài này không lạ, đó là chim cú lợn, khá phổ biến ở Việt Nam.
 
Anh Trương Thanh Tâm ở xã Long Khánh, huyện Duyên Hải, Trà Vinh và ông Nguyễn Hoàng Minh ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ đều tìm thấy loài chim có gương mặt giống khỉ ở địa phương mình và đều cho rằng chưa từng nhìn thấy loài chim lạ này bao giờ.

Theo chuyên gia điểu học Việt Nam - Giáo sư Võ Quý - đây là con cú lợn, tên khoa học là Tytoalba, loài này phân bố rộng rãi nhất của họ cú và là một trong những loài phổ biến nhất của loài chim. Loài chim này phân bố khá rộng, chúng có thể sống ngay cả ở sa mạc, rừng, ở vùng có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Nhà khoa học Phùng Mỹ Trung cũng đồng ý quan điểm trên.
 
Cú lợn là chim săn mồi, hoạt động chủ yếu về đêm. Chúng thường có kích cỡ trung bình và lớn, đầu to, chân khỏe với móng vuốt sắc. Nét đặc thù của chúng là đĩa mặt hình trái tim, được tạo bởi lông vũ có cấu tạo đặc biệt nên khi bay không phát ra tiếng động, tránh được sự phát hiện của con mồi.