Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Google muốn là công cụ tìm kiếm mặc định trên các sản phẩm của Apple

Hà Thanh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mới đây, tại phiên tòa Wasihington, việc Google gây sức ép với Apple để Google Search thành công cụ tìm kiếm mặc định đã được các luật sư đưa ra bằng chứng.

Mới đây, ông Sundar Pichai - CEO Google đã thừa nhận việc đưa Google Search trở thành công cụ tìm kiếm mặc định hoặc duy nhất trên điện thoại cũng như trình duyệt web sẽ giúp giữ chân người dùng trung thành.

Đây cũng là điểm mấu chốt trong cuộc chiến độc quyền do Bộ Tư pháp Mỹ thúc đẩy nhằm vào Google khi cho rằng tập đoàn này vi phạm luật chống độc quyền nhằm duy trì vị thế trong dịch vụ tìm kiếm trực tuyến.

Google bị cáo buộc gây sức ép cho Apple nhằm trở thành công cụ tìm kiếm mặc định  
Google bị cáo buộc gây sức ép cho Apple nhằm trở thành công cụ tìm kiếm mặc định  
Trước đó, vào năm 2020, Google đã bị Bộ Tư pháp Mỹ đã khởi kiện, cáo buộc công ty này tận dụng sự thống trị về tìm kiếm trên Internet của hãng để chiếm lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh.

Theo cáo buộc, Google đã chi hàng tỷ USD mỗi năm để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iPhone, trình duyệt web Safari của Apple và Firefox của Mozilla.

Phản đối cáo buộc này, trong phiên tòa mới nhất tại Washington, CEO Google cho rằng việc chi trả tiền chỉ với mục đích giúp người dùng có trải nghiệm tốt nhất.

Tuy nhiên, sau 2h chất vấn, qua các bằng chứng được luật sư đưa ra, CEO Google phải thừa nhận rằng thỏa thuận mặc định của Google với Apple có ý nghĩa "sống còn" đối với hoạt động kinh doanh của hãng.

Trong phiên tòa, các luật sư cũng đưa ra chứng cứ cho việc Google gây sức ép cho Apple cũng như các nhà mạng viễn thông và nhà sản xuất thông minh để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định để đổi lấy thỏa thuận chia sẻ doanh thu. Cụ thể, trong năm 2022, Google chi trả 26 tỷ USD phần lớn cho Apple nhằm duy trì  việc trở thành công cụ tìm kiếm mặc địch trên trình duyệt web và điện thoại thông minh.

Theo Google, những thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận là phù hợp với pháp luật, nếu người dùng không hài lòng với công cụ mặc định thì chắc chấn sẽ tìm đến nhà cung cấp khác.

Theo giới chuyên gia pháp lý, vụ kiện chống độc quyền đối với Google là vụ kiện lớn nhất kể từ khi Bộ Tư pháp Mỹ nhằm vào hãng phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft cách đây hơn 2 thập kỷ liên quan tới sự thống trị của hệ điều Windows.

 Google có thể sẽ buộc phải hủy bỏ một số hoạt động kinh doanh lâu nay giúp duy trì vị thế của công ty công nghệ này nếu chính phủ Mỹ thắng kiện.