Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Google vào "tầm ngắm" của Bộ Tư pháp Mỹ

Kinhtedothi - Bộ Tư pháp Mỹ đã đệ đơn lên tòa án đề nghị chia tách Google với cáo buộc vi phạm Luật chống độc quyền.
Trụ sở Google, Anh Quốc. Ảnh: HA

Trong hồ sơ gửi lên tòa án vào tối ngày 8/10, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo rằng họ có thể đề xuất tách rời các mảng kinh doanh chính của Google. Theo đó, mảng công cụ tìm kiếm của Google có thể sẽ được tách khỏi các sản phẩm khác bao gồm Android, Chrome và Google Play.

Đề xuất này được đưa ra sau khi Thẩm phán Liên bang ra phán quyết vào tháng 8, cho rằng Google đã vi phạm Luật chống độc quyền. Phán quyết này khẳng định Google đang giữ vị thế "độc quyền" và có thể dẫn đến những thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh doanh tìm kiếm, qua đó có thể ảnh hưởng đến cách hàng triệu người sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin.

Google đã lên tiếng phản đối kế hoạch chia tách này, cho rằng nó sẽ gây ra hậu quả tiêu cực cho người dùng. Công ty cảnh báo rằng việc tách rời các sản phẩm có thể làm gián đoạn hệ sinh thái Android và Chrome, cũng như cản trở sự đổi mới trong lĩnh vực AI. 

Chính phủ Mỹ cho rằng Google đã sử dụng nhiều chiến thuật để loại bỏ các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm, khiến người tiêu dùng có ít sự lựa chọn hơn và làm giảm tính đổi mới trong ngành. Vụ kiện tập trung vào các thỏa thuận độc quyền mà Google đã chi hàng tỷ USD để ký kết với các công ty công nghệ, trong đó có Apple, nhằm trở thành nhà cung cấp công cụ tìm kiếm mặc định trên các thiết bị di động và trình duyệt web.

Hiện tại, Toà án đã xác định Google vi phạm luật, bước tiếp theo sẽ là xác định chế tài mà công ty này phải đối mặt. Mặc dù Google tuyên bố sẽ kháng cáo, nhưng quá trình này có thể kéo dài nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Bộ Tư pháp Mỹ cũng lo ngại rằng quyền lực hiện tại của Google trong lĩnh vực tìm kiếm có thể tạo ra lợi thế không thể vượt qua trong lĩnh vực AI, do khối lượng dữ liệu khổng lồ cần thiết để đào tạo các mô hình AI. Họ đang xem xét các biện pháp cho phép các trang web từ chối không cho Google thu thập nội dung nhằm mục đích đào tạo AI.

Theo CNN, nếu việc chia tách xảy ra thì đây có thể được xem là vụ kiện chống độc quyền lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ kể từ khi Chính phủ Mỹ đối mặt với Microsoft vào đầu thiên niên kỷ. Google tái khẳng định rằng công cụ tìm kiếm của họ được ưa chuộng vì chất lượng vượt trội và trong suốt quá trình vụ kiện diễn ra, họ sẽ tiếp tục phát triển các sản phẩm hữu ích cho người dùng.

Google hiện cũng đang phải đối mặt với một vụ kiện riêng liên quan đến hoạt động quảng cáo phi cạnh tranh. Các công ty công nghệ khác như Amazon, Apple, Meta và Ticketmaster cũng đang vướng vào các cuộc chiến pháp lý về chống độc quyền tương tự.

Google đối mặt với bản án vi phạm luật độc quyền

Google đối mặt với bản án vi phạm luật độc quyền

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các bang của Mỹ chủ động kết nối thương mại với Canada

Các bang của Mỹ chủ động kết nối thương mại với Canada

06 May, 02:16 PM

Kinhtedothi – Sáu thống đốc bang miền Đông Bắc nước Mỹ đã gửi lời mời lãnh đạo sáu bang Canada tới Boston, nhằm tổ chức cuộc họp liên chính quyền cấp địa phương trong bối cảnh chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đẩy quan hệ thương mại song phương vào vòng căng thẳng.

Bầu cử Tân Giáo hoàng bước vào giai đoạn quyết định

Bầu cử Tân Giáo hoàng bước vào giai đoạn quyết định

06 May, 11:54 AM

Kinhtedothi - Giáo hội Công giáo bước vào thời khắc quan trọng khi chuẩn bị bầu Tân Giáo hoàng kế nhiệm Đức Francis. Giữa những chia rẽ nội bộ và thách thức toàn cầu, tín hữu khắp thế giới đặt nhiều kỳ vọng vào một nhà lãnh đạo mới đủ sức dẫn dắt và thúc đẩy đức tin.

Châu Âu lo ngại khi Mỹ tính cắt giảm ngân sách cho NASA

Châu Âu lo ngại khi Mỹ tính cắt giảm ngân sách cho NASA

06 May, 08:14 AM

Kinhtedothi - Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang đánh giá tác động từ đề xuất ngân sách mới của Mỹ, trong đó cắt giảm đáng kể khoản tài trợ dành cho chương trình Mặt trăng Artemis mà ESA là một đối tác quan trọng.

Châu Âu trở thành điểm đến mới của giới học thuật quốc tế

Châu Âu trở thành điểm đến mới của giới học thuật quốc tế

06 May, 07:28 AM

Kinhtedothi - Giữa lúc nhiều thay đổi chính sách tại Mỹ đang gây lo ngại trong cộng đồng khoa học, các quốc gia châu Âu đã chủ động triển khai loạt sáng kiến nhằm thu hút nhân tài toàn cầu, khẳng định vai trò trung tâm học thuật cởi mở và ổn định.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ