Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gương sáng thanh niên vượt khó thoát nghèo

Kinhtedothi - Cần cù lao động và học tập, anh Lê Hồng Ngọc trở thành tấm gương sáng về thanh niên làm kinh tế, vượt khó thoát nghèo từ nông nghiệp.

Cách đây gần 5 năm, anh Lê Hồng Ngọc (35 tuổi, thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) từ bỏ công việc thợ điện tại TP Hồ Chí Minh để trở về quê chăm sóc vợ và con gái bị bệnh nặng.

“Lúc mới về, công việc tôi chưa ổn định, cả vợ và con đều bị bệnh tim nên thường xuyên đau ốm. Gồng gánh nhiều chí phí khám, chữa bệnh cho vợ con khiến gia đình gặp rất nhiều khó khăn và thuộc diện hộ nghèo ở địa phương” - anh Ngọc nhớ lại.

May mắn là vào cuối năm 2019, thông qua Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh, con anh được hỗ trợ mổ tim và sức khỏe của cháu dần cải thiện. Vợ anh cũng đã mổ tim, có thể làm những công việc nhẹ.

Vườn trái cây của anh Ngọc.

Thế nhưng, cuộc sống gia đình vẫn rất khó khăn bởi thu nhập hạn chế, bấp bênh. Không cam tâm với cảnh nghèo khó, Ngọc cứ trăn trở, suy nghĩ tìm hướng gầy dựng công việc ở quê hương để cải thiện kinh tế. Được chính quyền địa phương và các đoàn thể quan tâm, động viên, giúp đỡ, anh Ngọc bắt đầu mua cây ăn trái về trồng.

Sau đó, anh mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Mộ Đức để mở rộng quy mô trồng cây ăn trái gồm ổi và xoài trên 6 sào đất. Anh còn tận dụng diện tích dưới tán cây ăn trái che lưới làm chuồng nuôi gà, vịt và thử nghiệm nuôi con heo ky.

Cuối năm 2021, anh Ngọc bắt đầu thu hoạch các loại trái cây, mang lại thu nhập cho gia đình. Một năm sau, các loại cây ăn trái đã cho thu hoạch thường xuyên, ổn định hơn; các loại gia súc, gia cầm cũng đã sinh sản.

Chịu khó học hỏi, cần cù lao động, việc chăn nuôi, trồng trọt của anh Ngọc có nhiều bước phát triển. Các loại trái cây được trồng theo phương pháp hữu cơ nên được người tiêu dùng ưa chuộng và tiêu thụ mạnh. Việc chăn nuôi gà, vịt cũng giúp tạo nguồn thu nhập thường xuyên, gia đình lại có thêm nguồn thực phẩm bổ sung để sử dựng.

Anh Ngọc phát triển thêm chăn nuôi để tăng nguồn thu nhập cho gia đình.

Kinh tế khá dần lên, vợ chồng anh có thêm điều kiện chăm lo cho con. Cuối năm 2023, anh Ngọc đã trả xong nợ cho ngân hàng và tự nguyện xin ra khỏi danh sách hộ nghèo.

“Sau khi vượt qua khó khăn, tôi tình nguyện viết đơn xin ra khỏi hộ nghèo, nhường những chế độ ưu đãi lại cho những hộ khó khăn hơn tôi. Tôi mong họ có điều kiện phát triển kinh tế giống như tôi và sẽ thoát nghèo”- anh Ngọc chia sẻ.

Anh Ngọc cũng được địa phương xét hỗ trợ một con bò giống từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.  Đây là nguồn sinh kế quan trọng để gia đình anh thêm quyết tâm khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Theo Phó Chủ tịch UBND thị trấn Mộ Đức Nguyễn Thị Hoài Thơ, mặc dù hoàn cảnh rất khó khăn nhưng Lê Hồng Ngọc đã tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, không trông chờ  ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước mà đi học hỏi những mô hình hay để về nuôi heo, gà, trồng cây ăn trái và thoát nghèo vào cuối năm 2023. Trường hợp của Ngọc rất cần được nhân rộng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ