Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: 30.000 xe khách dưới 9 chỗ chưa đổi phù hiệu

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có khoảng 10.000/40.000 xe chở khách dưới 9 chỗ trên địa bàn TP hoàn thành cấp đổi phù hiệu mới theo quy định của Nghị định 10 của Chính phủ.
 Từ 1/7, toàn bộ xe hợp đồng dưới 9 chỗ phải thực hiện việc đổi xin cấp phù hiệu mới. Ảnh: Trần Anh
Theo quy định tại Nghị định 10, kể từ ngày 1/7/2021, tất cả xe ô tô chở khách dưới 9 chỗ đang sử dụng phù hiệu hoạt động hiện nay sẽ hết hiệu lực, cần phải làm thủ tục để được cấp phù hiệu mới. Sau thời gian trên, các xe không có phù hiệu mới sẽ bị lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý.
Mặc dù thời gian qua, Sở GTVT đã có nhiều văn bản đôn đốc, nhắc nhở, chuẩn bị các điều kiện để các đơn vị vận tải triển khai cấp lại phù hiệu theo quy định, nhưng số lượng phương tiện thực hiện thủ tục cấp đổi rất ít.
Nguyên nhân khiến tỷ lệ cấp đổi phù hiệu mới vẫn chưa đạt theo kế hoạch là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp, chủ phương tiện kinh doanh vận tải gặp khó khăn, Sở GTVT nhận định. Bên cạnh đó, nhiều phương tiện đang phải tạm dừng hoạt động để đợi dịch bệnh được kiểm soát rồi mới quyết định có tiếp tục tham gia kinh doanh vận tải nữa hay không.
Thời gian tới, Sở GTVT sẽ tiếp tục tuyên truyền, đôn đốc các đơn vị sớm triển khai việc đổi phù hiệu và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch cấp đổi phù hiệu được thuận lợi, nhanh chóng khi các đơn vị, chủ phương tiện có nhu cầu.
Với mỗi xe được cấp, đổi phù hiệu, Sở GTVT Hà Nội chỉ thu tiền mua phôi ấn chỉ loại mới với giá 2.650 đồng/phù hiệu; đồng thời không yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải thu thêm bất kỳ loại phí nào của lái xe, cổ đông góp vốn để phục vụ việc cấp đổi phù hiệu.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chiến lược khôn ngoan thay vì tự chủ bằng mọi giá

Chiến lược khôn ngoan thay vì tự chủ bằng mọi giá

13 Jun, 04:34 AM

Kinhtedothi - Phát triển một nền công nghiệp quốc gia luôn là khát vọng chính đáng của mọi đất nước đang phát triển; tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng hiện nay, việc định hình chiến lược công nghiệp hóa cần có sự đổi mới căn bản. Đặc biệt, mục tiêu phát triển đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị (ĐSĐT) trong tương lai là minh chứng cho việc nội địa hóa cần phải đi đôi với tính hiệu quả kinh tế, và khả năng cạnh tranh quốc tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ