Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội ban hành danh mục 117 hồ chứa thủy lợi

Kinhtedothi - Phó Chủ tịch UBND TP Lê Hồng Sơn vừa ký Quyết định số 4412/QĐ-UBND về ban hành danh mục đập, hồ chứa thủy lợi lớn, vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội.
Theo đó, căn cứ vào chiều cao, chiều dài và dung tích chứa nước, Hà Nội có 9 hồ chứa thủy lợi được xếp vào nhóm lớn. Cụ thể là các hồ: Suối Hai (Ba Vì), Đồng Mô (Sơn Tây), Xuân Khanh (Sơn Tây), Tân Xã (Thạch Thất), văn Sơn (Chương Mỹ), Đồng Sương (Chương Mỹ), Quan Sơn (Mỹ Đức), Đồng Đò (Sóc Sơn), Hàm Lợn (Sóc Sơn).
Hồ Đồng Mô có dung tích chứa nước lớn nhất là 61,9 triệu m3. Hồ có chiều cao đập chính lớn nhất là hồ Hàm Lợn (25,2m). Trong khi đó, liên hồ Quan Sơn có chiều dài đập chính lớn nhất là 13.424m.
Cùng với danh mục 9 hồ chứa thủy lợi lớn, trong quyết định trên cũng ban hành kèm danh mục 20 hồ chứa thủy lợi vừa và 88 hồ chứa thủy lợi nhỏ. Các hồ chứa thủy lợi vừa được xác định có chiều cao đập từ 10 – 15m, hoặc dùng tích chứa nước  từ 500.000 – 3.000.000 m3. Các hồ chứa nhỏ có chiều cao đập từ 5 – 10m, hoặc dung tích chứa nước từ 50.000 – 500.000m3.   
Việc phê duyệt danh mục hồ chứa thủy lợi căn cứ vào Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017 và Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cơ sở để các sở ngành, các địa phương thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đê điều, thủy lợi và phòng, chống thiên tai.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ