Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội bố trí gần 1.700 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng vùng đồng bào dân tộc

Kinhtedothi - Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Thủ đô, TP Hà Nội đã ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù. Theo đó, hàng ngàn tỷ đồng đã được bố trí. Nhiều công trình hạ tầng được xây dựng mới, nâng cấp góp phần thay đổi căn bản diện mạo vùng đồng bào dân tộc.
Nhà văn hóa thôn Liên Bu, xã Minh Quang, huyện Ba Vì 
Năm 2013, UBND TP ban hành Kế hoạch số 166/KH-UBND về “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô giai đoạn 2013 - 2015”. Theo kế hoạch, TP sẽ đầu tư 186 nhóm dự án cho 14 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi với tổng số tiền là 2.012 tỷ đồng.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù còn có nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là do nguồn lực hạn chế, song từ năm 2013 đến 2015, TP cũng đã bố trí 837,5 tỷ đồng cho 105 dự án. Đến nay, 105 dự án đã hoàn thành.
Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Thành ủy và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVI về các mục tiêu, nhiệm vụ của công tác dân tộc, ngày 15/7/2016 của UBND TP tiếp tục ban hành Kế hoạch số 138/KH-UBND về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô giai đoạn 2016 - 2020.
Căn cứ đề xuất của UBND TP, ngày 6/12/2016, HĐND TP đã ban hành Nghị quyết số 18/NQ-HĐND về Kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, phê duyệt kinh phí đầu tư cho các dự án theo Kế hoạch số 138/KH-UBND là 1.000 tỷ đồng với tổng số 69 dự án. Cụ thể, lĩnh vực y tế (1 dự án) 7 tỷ đồng; lĩnh vực giao thông 40 dự án 716,8 tỷ đồng; lĩnh vực trường học (19 dự án) 173 tỷ đồng; lĩnh vực thủy lợi 9 dự án 103,2 tỷ đồng.
Đến nay, ngân sách TP đã cấp 850 tỷ đồng để triển khai thực hiện. Hầu hết các dự án đã được bố trí nguồn vốn đầu tư, các địa phương thực hiện đảm bảo tiến độ theo kế hoạch vốn đã giao, cơ bản hoàn thành các mục tiêu, yêu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng.  
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ