80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Buông lỏng công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Công viên Yên Sở

Kinhtedothi - Tụ tập đông người, không đeo khẩu trang, tại cổng vào của công viên lực lượng chức năng có bố trí nước sát khuẩn nhưng chỉ để làm cảnh… đó là hình ảnh thực tế tại Công viên Yên Sở trong những ngày này.
 Người dân tụ tập đông người, không đeo khẩu trang. Ảnh chụp tại Công viên Yên Sở trưa 2/5.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Bộ Y tế, TP Hà Nội đã yêu cầu người dân thực hiện nghiêm túc quy tắc 5K gồm: Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập đông người và khai báo y tế…
Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, trong những ngày qua, tại nhiều địa điểm du lịch, khu vui chơi, tình trạng người dân không đeo khẩu trang diễn ra khá phổ biến. Công viên Yên Sở là một trong những ví dụ điển hình.
 Nhiều người không đeo khẩu trang nhưng không được các lực lượng chức năng nhắc nhở, xử lý theo quy định.
Tại đây, theo ghi nhận trong trưa 2/5, hàng trăm người vẫn kéo đến Công viên Yên Sở để tổ chức cắm trại, ăn uống và vui chơi giải trí. Điều đáng nói, phần lớn những người dân có mặt tại đây đều không tuân thủ nghiêm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, nhất là việc đeo khẩu trang nơi công cộng.
 Đây là thực trạng diễn ra trong suốt kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tại Công viên Yên Sở.
Công tác phòng, chống dịch tại khu vực này lỏng lẻo còn đến từ phía những lực lượng chức năng. Nói như vậy là bởi, theo quy định, người dân khi vào các khu vui chơi giải trí phải được đo thân nhiệt, rửa tay bằng nước sát khuẩn… Song, tại khu vực cổng vào của Công viên Yên Sở phía đường Vành đai 3, việc chấp hành các quy định trên là ''con số không''.
 
 Xe cộ xếp kín bãi xe trong Công viên Yên Sở.
Tại đây, dù lực lượng chức năng đã bố trí bàn để dung dịch nước sát khuẩn, nhưng trong suốt thời gian có mặt tại đây, chúng tôi không thấy bất cứ một người dân nào tiến hành rửa tay theo quy định. Người dân đã vậy, những nhân viên làm nhiệm vụ tại cổng vào của công viên cũng không đả động gì đến những quy định đó mà chỉ nhăm nhăm vào việc… ghi vé, thu tiền.
 Tại đây, mức phí gửi xe máy là 10.000 đồng/lượt, cao hơn nhiều so với quy định của TP Hà Nội.
Không chỉ buông lỏng công tác phòng, chống dịch Covid-19, tại khu vực này, nhân viên của Công ty CP Dịch vụ Bảo vệ Minh Thắng đã tổ chức trông giữ phương tiện với mức 10.000 đồng/lượt – cao hơn mức quy định của TP.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: phường Tây Hồ quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Hà Nội: phường Tây Hồ quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

28 Jul, 06:48 PM

Kinhtedothi- Với phương châm “phòng là chính, xử lý kịp thời”, phường Tây Hồ đã tăng cường truyền thông, xử lý triệt để ổ dịch, phun hóa chất diệt muỗi tại 100% điểm nguy cơ cao. Nhờ sự vào cuộc của chính quyền, ngành y tế và tổ dân phố, người dân đã nâng cao nhận thức và chủ động phối hợp trong phòng chống dịch.

Dịch tả lợn lan rộng ở Quảng Ngãi, hơn 15.000 con bị tiêu hủy

Dịch tả lợn lan rộng ở Quảng Ngãi, hơn 15.000 con bị tiêu hủy

28 Jul, 05:48 PM

Kinhtedothi-Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục có nguy cơ lan rộng tại Quảng Ngãi. Trong khi đó, công tác kiểm soát dịch lại gặp nhiều trở ngại do thiếu nhân lực chuyên môn, chăn nuôi nhỏ lẻ phổ biến và vẫn còn tình trạng người dân giấu dịch.

Bảo đảm quyền lợi khám chữa bệnh BHYT không bị gián đoạn sau sáp nhập

Bảo đảm quyền lợi khám chữa bệnh BHYT không bị gián đoạn sau sáp nhập

28 Jul, 01:35 PM

Kinhtedothi - Một số cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV về chính sách nào được ban hành bảo đảm duy trì đội ngũ y bác sĩ, cơ sở vật chất, nguồn lực. Đặc biệt là quyền lợi bảo hiểm y tế (BHYT) của người dân không bị gián đoạn hoặc thiệt thòi sau sáp nhập.

Mỹ phẩm sinh học: cơ hội vàng cho ngành làm đẹp Việt Nam

Mỹ phẩm sinh học: cơ hội vàng cho ngành làm đẹp Việt Nam

27 Jul, 06:37 PM

Kinhtedothi – Theo dự báo, thị trường mỹ phẩm Việt Nam có thể đạt 2,7 tỷ USD vào năm 2027, tuy nhiên hơn 90% sản phẩm hiện vẫn phụ thuộc vào thương hiệu ngoại; thiếu công nghệ nguồn và hành lang pháp lý rõ ràng cho các liệu pháp sinh học như exosome đang là rào cản lớn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ