Hà Nội: Các mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm đã tạo hiệu ứng tốt

Đào Tuyết
Chia sẻ Zalo

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho rằng, các mô hình đã có những chuyển biến tích cực trong quản lý ATTP. Thông qua các mô hình, kiến thức thực hành của người quản lý, người kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng tăng lên…

Theo Bộ NN&PTNT cho biết, kết quả giám sát ATTP 6 tháng đầu năm 2023 cho thấy, các cơ quan thực hiện giám sát (trung ương, địa phương) tổ chức lấy 8.164 mẫu nông lâm thủy sản sau thu hoạch để giám sát các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, phát hiện 183 mẫu vi phạm an toàn thực phẩm, chiếm 2,24% (cùng kỳ năm 2022 là 3,6%; năm 2021 là 5,37%). Đối với các mẫu giám sát an toàn thực phẩm vi phạm, các cơ quan đã cảnh báo và triển khai các biện pháp xử lý theo quy định.

Bộ NN&PTNT đang nghiên cứu trình Thủ tướng phê duyệt và tổ chức triển khai Đề án phát triển hệ thống logistics nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2050.

Để triển khai hiệu quả việc đảm ATTP, Hà Nội đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình điểm. Việc này cũng nâng cao hơn nữa trách nhiệm và nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thực hiện các quy định về vệ sinh cơ sở.  
Để triển khai hiệu quả việc đảm ATTP, Hà Nội đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình điểm. Việc này cũng nâng cao hơn nữa trách nhiệm và nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thực hiện các quy định về vệ sinh cơ sở.  

Gắn kết chặt chẽ các hoạt động cơ cấu lại sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản với công tác nắm bắt thông tin, dự báo nhu cầu, phổ biến quy định thị trường; lồng ghép, phối hợp với các hoạt động Chương trình nông thôn mới, OCOP, nông nghiệp hữu cơ, khuyến nông; đẩy mạnh hiệu quả phối hợp, giám sát của các tổ chức chính trị-xã hội.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, sản xuất, chất lượng an toàn thực phẩm, chế biến và thị trường, bốn khâu này phải gắn vào nhau. Thời gian tới, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường cùng các đơn vị tiếp tục tham mưu cho Bộ NN&PTNT bốn vấn đề này. Bên cạnh đó, cần xây dựng các chuỗi liên kết, sản xuất chế biến cung ứng sản phẩm nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm, cần quan tâm, chỉ đạo sát sao để việc xây dựng chuỗi không chỉ dừng lại ở số lượng mà còn là vấn đề chất lượng".

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng, để thực hiện tốt công tác ATTP cũng phải gắn ba vấn đề chế biến, an toàn thực phẩm và thương hiệu với nhau. Hiện nay hệ thống chế biến đã có ở các tỉnh, tuy nhiên cần phải làm thế nào để tuyên truyền cho các cơ sở chế biến hiểu thêm về an toàn thực phẩm và an toàn lao động trong khi chờ nghị định ra đời. Đồng thời, sớm trình Chính phủ xây dựng được Nghị định thương hiệu quốc gia…

Tại Hà Nội, để triển khai hiệu quả việc đảm bảo ATTP, Hà Nội đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình điểm, nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm và nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thực hiện các quy định về vệ sinh cơ sở.

Tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội các mô hình như:"Cảnh báo nhanh về ATTP"; Mô hình "ATTP tuyến phố văn minh"; Mô hình nâng cao năng lực tự quản lý bếp ăn tập thể trường học; Mô hình cải thiện ATTP dịch vụ ăn uống tại 13 phường quận Bắc Từ Liêm; Mô hình đảm bảo ATTP đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố tại tuyến phố văn minh đường Cầu Diễn, phường Phúc Diễn…. đã phát huy hiệu quả rất tốt.

Còn tại quận Thanh Xuân, việc duy trì mô hình nâng cao năng lực tự quản lý bếp ăn tập thể trường học trên địa bàn quận từ năm 2019 đã được diễn ra. Lãnh đạo quận cũng triển khai mô hình tăng cường kiểm ATTP tại bếp ăn tập thể trường tiểu học thuộc 5 quận, 5 huyện trên địa bàn TP năm 2022-2023 được lựa chọn. Trong năm học 2022-2023, có 211/211 bếp ăn tập thể cơ sở giáo dục trên địa bàn đã được kiểm tra.

Với mô hình nâng cấp và duy trì tuyến phố kiểm soát ATTP tại phường Thượng Đình, hiện nay, quận Thanh Xuân thực hiện duy trì mô hình này với 29/29 cơ sở thực hiện 10 tiêu chí đảm bảo ATTP của Bộ Y tế. Từ đầu năm 2023 đến nay, quận Thanh Xuân đã kiểm tra, giám sát 865 lượt cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Trong 4 tháng đầu năm, toàn quận đã xử phạt 56 trường hợp vi phạm về ATTP với tổng số tiền phạt là hơn 288 triệu đồng.

Tại quận Hoàn Kiếm, ông Nguyễn Quốc Hoàn, Phó Chủ tịch UBND quận cho biết, thời gian qua, quận đã tuyên truyên, vận động các cơ sở kinh doanh, thương mại trên địa bàn tham gia Chương trình OCOP. Hiện quận đang có 14 sản phẩm OCOP/3 cơ sở, 3 điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP tại phường Đông Xuân, Hàng Mã. Quận tiếp tục vận động 1 cơ sở/18 sản phẩm tham gia Chương trinh OCOP trong năm 2023.

Đồng thời, quận Hoàn Kiếm cũng duy trì 16 tuyến phố không bán trái cây trên vỉa hè với 52/52 cơ sở được cấp biển nhận diện "logo" cửa hàng kinh doanh trái cây. Quận cũng đang tiếp tục vận động 8 cơ sở mới phát sinh tham gia đề án. Mặt khác, quận cũng duy trì và mở rộng tuyến phố ATTP có kiểm soát, văn minh thương mại tại 3 tuyến phố: Tống Duy Tân - ngõ Hàng Bông, Âu Triệu - Lý Quốc Sư, ngõ chợ Đồng Xuân.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho rằng, các mô hình đã có những chuyển biến tích cực trong quản lý ATTP. Thông qua các mô hình, kiến thức thực hành của người quản lý, người kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng tăng lên…

Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, việc hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm gây ra thì Hà Nội cần đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về an toàn thực phẩm, nâng cao ý thức cho người sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, nhà hàng, ăn uống, siêu thị… Ngoài ra, TP cũng cần tiếp tục triển khai các chương trình, dự án, mô hình điểm về ATTP, phát triển các vùng rau an toàn, quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, quản lý chợ, siêu thị; các chương trình, đề án, dự án, mô hình điểm, chuyên đề về ATTP đã được phê duyệt, sau đó nhân rộng ra.