Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội chỉ đạo khẩn trương khắc phục ngập lụt, ổn định đời sống Nhân dân

Kinhtedothi - Trưa nay (10/9), Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hà Nội đã có văn bản gửi các quận, huyện, thị xã đề nghị tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, đặc biệt là tình trạng ngập lụt ở khu vực ngoại thành.

Lượng mưa lớn ở khu vực tỉnh Hòa Bình (phần diện tích thuộc lưu vực sông Tích, sông Bùi, sông Mỹ Hà) trong thời gian ngắn đã dồn về các sông trên địa bàn Hà Nội khiến mực nước sông lên rất nhanh, gây ngập lụt nhiều vùng dân cư ven sông ở ngoại thành. Đến nay, nhiều khu vực thuộc huyện Chương Mỹ vẫn bị ngập.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 803/CĐ-TTg ngày 9/9/2022 về việc chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả mưa úng; để chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ trên địa bàn Hà Nội kịp thời, hiệu quả, trưa nay (10/9), Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Hà Nội đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã.

Hộ dân thôn Bùi Xá (thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ) bị ngập do mưa lũ ngày 9/9. Ảnh: Phi Hùng.

Theo đó, đề nghị các địa phương trên địa bàn Hà Nội tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai trên địa bàn; tổ chức thường trực 24/24 giờ để chủ động chỉ đạo ứng phó kịp thời với mọi diễn biến của mưa, lũ, úng ngập, sự cố thiên tai, đảm bảo an toàn công trình, tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

Các quận, huyện, thị xã tập trung chỉ đạo rà soát các khu dân cư, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện để hỗ trợ người dân sơ tán ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực bị ngập sâu hoặc có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất; bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, không để xảy ra tình trạng đuối nước, mất an toàn về điện.

Trước diễn biến mưa lớn gây ngập lụt tại khu vực ngoại thành những ngày qua, Hà Nội đề nghị chính quyền các cấp tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình bị ảnh hưởng, thiệt hại bởi mưa lũ, nhất là những hộ nghèo, khó khăn, gia đình có người bị nạn. Triển khai phương án, cung cấp hàng hóa nhu yếu phẩm thiết yếu, đảm bảo đời sống Nhân dân. Đồng thời, huy động lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất nông nghiệp sau lũ.

Các huyện chịu ảnh hưởng của lũ rừng ngang (Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức) chỉ đạo triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống, ứng phó lũ rừng ngang. Rà soát, kiểm tra các điểm xung yếu, dễ có nguy cơ sự cố, nhất là đê điều, công trình thủy lợi, bảo đảm an toàn về người, tài sản của Nhà nước và nhân dân; kịp thời bảo vệ, khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất sau mưa, lũ.

Bên cạnh đó, các địa phương tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc đi lại của người dân qua khu vực ngầm tràn, đường ngập sâu nước; tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người ứng phó mưa lũ. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, bảo đảm an toàn đề điều, công trình thủy lợi, bảo vệ sản xuất và kịp thời khắc phục nhanh các sự cố do mưa, lũ gây ra…

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ứng phó với thiên tai đảm bảo sinh kế cho người lao động

Ứng phó với thiên tai đảm bảo sinh kế cho người lao động

03 Apr, 03:50 PM

Kinhtedothi - Nhấn mạnh tại lễ khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng 2025" Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi cho rằng, Chương trình có những hoạt động cụ thể hướng đến người yếu thế, đây là thể hiện sâu sắc trong việc thực hiện Chương trình 08-CTr/TU phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025.

Hỗ trợ tài chính giúp người lao động sớm ổn định, khôi phục sản xuất sau thiên tai

Hỗ trợ tài chính giúp người lao động sớm ổn định, khôi phục sản xuất sau thiên tai

03 Apr, 09:39 AM

Kinhtedothi - Một trong những biện pháp quan trọng để giúp người dân sớm ổn định sau thiên tai là trích lập Quỹ dự phòng rủi ro. Đối với khách hàng bị rủi ro do thiên tai, có thể được xem xét xử lý rủi ro khoanh nợ, xóa nợ tùy theo mức độ thiệt hại, trên cơ sở đề nghị của khách hàng, xác nhận của chính quyền địa phương và phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ