Kinhtedothi – “Học sinh toàn TP nghỉ học (bao gồm học chính khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa) từ ngày 7/9/2024 (thứ Bảy) đến khi bão tan để phòng tránh bão số 3 và bảo đảm an toàn cho học sinh” - công văn hoả tốc của Sở GD&ĐT Hà Nội nêu rõ.
Tại công văn hỏa tốc gửi Trưởng phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã; Giám đốc các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Hiệu trưởng các trường trực thuộc ngày 6/9, Sở GD&ĐT đề nghị các đơn vị, nhà trường cho học sinh toàn TP nghỉ học (bao gồm học chính khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa) từ ngày 7/9/2024 (thứ Bảy) đến khi bão tan để phòng tránh cơn bão số 3 (Yagi), bảo đảm an toàn cho học sinh.
Hình ảnh vệ tinh về cơn bão số 3 (Yagi).
Các đơn vị theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 3; tổ chức ứng trực 24/24 giờ, triển khai phương án phòng, chống bão, mưa lớn, ngập lụt và thông tin kịp thời, đầy đủ đến giáo viên, học sinh để chủ động các biện pháp phòng tránh.
Cùng với đó, cần giữ liên hệ thường xuyên với các cơ quan chức năng, lực lượng cứu hộ địa phương để kịp thời ứng phó khi có sự cố xảy ra; khẩn trương khắc phục thiệt hại, dọn dẹp, vệ sinh trường lớp ngay sau bão tan, bảo đảm an toàn, phòng tránh dịch bệnh trong trường học.
Đồng thời, các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, phương án báo cáo các cơ quan có thẩm quyền, bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và công trình trường học; di dời tài sản, máy móc, thiết bị, bàn ghế, hồ sơ, tài liệu, sách vở đến nơi không có nguy cơ ngập úng để tránh hư hại, hỏng hóc, mất mát; hạn chế tối đa thiệt hại do bão, nhất là tại các cơ sở giáo dục có nguy cơ các xảy ra ngập sâu, sạt lở đất. Các nhà trường cũng tăng cường phối hợp với gia đình học sinh để quản lý học sinh trong thời gian học sinh nghỉ học.
Trước đó (5/9), Sở GD&ĐT Hà Nội đã có văn bản gửi các đơn vị, trường học trực thuộc Sở về việc chủ động ứng phó với cơn bão số 3 (Yagi).
Kinhtedothi - Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội vừa ra thông báo bãi bỏ 10 đoàn tàu chạy trong các ngày từ 7 – 12/9 để đảm bảo an toàn trong bão số 3 (Yagi).
Kinhtedothi - Chính sách miễn, hỗ trợ học phí là bước tiến dài trên hành trình bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục công bằng, toàn diện cho mọi người dân. Vui mừng, háo hức, muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện là điều ai cũng muốn nhưng vẫn còn đó không ít trăn trở, đòi hỏi phải có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng.
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội dự kiến chi hơn 3.000 tỷ đồng hỗ trợ bữa ăn bán trú cho khoảng 768.000 học sinh tiểu học cả công lập và tư thục trong năm học 2025 - 2026. Chính sách này không chỉ thể hiện sự quan tâm thiết thực của TP đối với học sinh mà còn nhận được sự đồng thuận từ đông đảo phụ huynh và Nhân dân Thủ đô.
Kinhtedothi - Chia sẻ với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội Trần Thanh Bình đánh giá, Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực, đi vào cuộc sống, đã tạo nhiều điều kiện, hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) phát triển, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Kinhtedothi - Với chương trình đào tạo “Học nghề có lương” đã giúp học sinh các trường trung cấp, cao đẳng được rèn luyện kỹ năng chuyên môn, DN đón nhận ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và với chương trình này, các em làm chủ tay nghề khi tốt nghiệp, tăng lợi thế cạnh tranh khi ra trường, tự tin bước vào thị trường lao động.
Kinhtedothi - Liên đoàn Luật sư Việt Nam vừa công bố danh sách người tập sự hành nghề luật sư đủ và không đủ điều kiện tham dự kỳ kiểm tra kết quả tập sự đợt 1 năm 2025. Đây là bước sàng lọc quan trọng nhằm bảo đảm chất lượng đội ngũ luật sư kế cận, đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập sâu rộng của ngành luật Việt Nam.