Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hà Nội có 73 cơ sở, điểm giết mổ đang hoạt động được kiểm soát

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thông tin từ UBND TP Hà Nội cho biết, hiện trên địa bàn TP có 73 cơ sở, điểm giết mổ đang hoạt động được kiểm soát; trong đó có 3 cơ sở giết mổ công nghiệp, 17 cơ sở bán công nghiệp và 4 cơ sở giết mổ tập trung thủ công, với tổng lượng thịt giết mổ khoảng 414 tấn thịt/ngày, đáp ứng khoảng 45,5% sản phẩm giết mổ có kiểm soát.

Kinhtedothi - Thông tin từ UBND TP Hà Nội cho biết, hiện trên địa bàn TP có 73 cơ sở, điểm giết mổ đang hoạt động được kiểm soát; trong đó có 3 cơ sở giết mổ công nghiệp, 17 cơ sở bán công nghiệp và 4 cơ sở giết mổ tập trung thủ công, với tổng lượng thịt giết mổ khoảng 414 tấn thịt/ngày, đáp ứng khoảng 45,5% sản phẩm giết mổ có kiểm soát.

 
Hà Nội vẫn còn đến 1.500 điểm giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư không đảm bảo vệ sinh
Hà Nội vẫn còn đến 1.500 điểm giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư không đảm bảo vệ sinh.
Tuy nhiên, cũng theo UBND TP vẫn còn tồn tại khoảng gần 1.500 điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trong khu dân cư, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên do các cơ sở giết mổ công nghiệp không có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, thiếu hệ thống phân phối sản phẩm, thiếu sự hỗ trợ của chế biến sau giết mổ, chi phí giết mổ cao nên giảm tính cạnh tranh. Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán chiếm đa số, thiếu các cơ sở giết mổ tập trung nên hiện tại còn tồn tại phương thức giết mổ nhỏ lẻ. Sự vào cuộc của cấp chính quyền cơ sở chưa quyết liệt, chưa tập trung triển khai Quy hoạch cơ sở giết mổ; chưa kiểm soát thường xuyên, xử lý vi phạm trong quản lý giết mổ, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm. Chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm chưa đồng bộ, chưa thật sự phát huy hiệu quả.

Để khắc phục tồn tại, hạn chế trong quản lý giết mổ gia súc, gia cầm, UBND TP ban hành “Kế hoạch Quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020”.

Kế hoạch này chia làm hai giai đoạn. Giai đoan 1 (từ năm 2016 - 2018), TP sẽ nâng tỷ lệ sản phẩm sau giết mổ của các cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp, thủ công đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường đạt 60%. Giảm 60% số điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ hiện tại vào năm 2018. Đảm bảo 50% số lượng sản phẩm gia súc, gia cầm được vận chuyển bằng xe chuyên dụng đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm (ATTP). Quản lý các chợ kinh doanh sản phẩm nhằm đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y,
ATTP và vệ sinh môi trường. Hình thành hệ thống các của hàng chuyên kinh doanh thực phẩm an toàn trong nội thành, nội thị.

Giai đoan 2 (từ năm 2019 - 2020), sản phẩm gia súc, gia cầm sau giết mổ của các cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp, thủ công đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường đạt 80%. Giảm 80% số điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ hiện tại vào năm 2020. Đảm bảo 60% số lượng sản phẩm gia súc, gia cầm được vận chuyển bằng xe chuyên dụng đảm bảo vệ sinh thú y,
ATTP. Mở rộng hệ thống các cửa hàng chuyên kinh doanh thực phẩm an toàn rộng khắp trong nội thành, nội thị.

Để thực hiện được mục tiêu trên, UBND TP Hà Nội giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã: Tham mưu, đề xuất UBND TP ban hành điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách phù họp với thực tế nhằm hỗ trợ khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm gia súc trên địa bàn Hà Nội. Thẩm định đánh giá cơ sở giết mổ công nghiệp, bán công nghiệp trình UBND TP ban hành danh mục cơ sở giết mổ đủ điều kiện về sinh thú y, môi trường và an toàn thực phẩm được hỗ trợ theo các quy định.

Sở Công Thương Hà Nội chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các đơn vị chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập chung và các sản phẩm liên quan. Đồng thời, Sở Công Thương thực hiện quy hoạch phát triển, cải tạo, nâng cấp các chợ buôn bán gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm đảm bảo điều kiện thú y. Kiểm tra, thanh tra xử lý những vi phạm của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh, buôn bán, gia cầm và các sản phẩm gia súc, gia cầm.

Năm 2015, Hà Nội có tổng đàn gia súc, gia cầm khoảng hơn 167 nghìn con trâu bò, 1,55 triệu con lợn và 25,4 triệu con gia cầm các loại. Tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt hơn 400 nghìn tấn, sản lượng sữa bò 34.990 tấn, trứng gia cầm 1.349 triệu quả. Sản phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô. Năm 2016, dự tính nhu cầu tiêu dùng thịt hơi gia súc, gia cầm của nhân dân Hà Nội khoảng 678.000 tấn. Dự báo nhu cầu thịt gia súc, gia cầm của người dân Thủ đô đến năm 2020 khoảng 753.500 tấn.