Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Công khai hàng loạt dự án nợ nghĩa vụ tài chính về đất

Kinhtedothi - HĐND TP Hà Nội vừa có Báo cáo số 20/BC-HĐND về kết quả tái giám sát của Thường trực HĐND TP thực hiện kết luận giám sát của HĐND TP Hà Nội về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn. Trong số 90 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, Đoàn giám sát đã kiến nghị từ năm 2018 vẫn còn 38 dự án nợ nghĩa vụ tài chính về đất.
Theo đó, trong số các dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, đến ngày 30/5/2021 có 86 dự án đã nộp tổng số tiền 22.254,4 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước, chưa bao gồm tiền chậm nộp, đạt 93% số tiền phải thu. 38 dự án còn phải thu nợ nghĩa vụ tài chính về đất số tiền lên tới 3.767 tỷ đồng, gồm: 22 dự án nợ 1.637,9 tỷ đồng tiền sử dụng đất và 1.353,8 tỷ đồng tiền chậm nộp tương ứng; 16 dự án đã nộp hết tiền sử dụng đất, chỉ còn nợ tiền chậm nộp là 622,6 tỷ đồng.
Dự án Khu chức năng đô thị Ao Sào, phường Thịnh Liệt (Hoàng Mai) nợ thuế đất với số tiền khủng. (Ảnh minh họa).
Đặc biệt, trong đó nhiều chủ đầu tư dự án sử dụng đất chây ỳ nộp nghĩa vụ tài chính nên cơ quan chức năng đã phải chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, làm rõ. Cụ thể, như: Dự án tòa nhà chung cư - văn phòng hỗn hợp số 12 ngõ 115 Định Công (Hoàng Mai) do Công ty TNHH Định Công làm chủ đầu tư. Còn phải trả số tiền sử dụng đất gần 160 tỷ đồng, trong đó hơn 71 tỷ đồng tiền sử dụng đất chưa nộp, gần 89 tỷ đồng tiền chậm nộp. Số tiền nợ chậm nộp gần 89 tỷ đồng được cơ quan chức năng liệt vào hàng “khó thu”.
Dự án Văn phòng - Trung tâm thương mại và nhà ở 52 Lĩnh Nam (Hoàng Mai) của Công ty CP Lilama Hà Nội làm chủ đầu tư nợ tổng số tiền gần 76 tỷ đồng, trong đó tiền sử dụng đất gần 28 tỷ đồng, số còn lại là tiền chậm nộp. UBND quận Hoàng Mai, Chi cục Thuế Hoàng Mai đã 4 lần mới chủ đầu tư tới làm việc, cùng 2 lần đôn đốc nợ; Dự án Khu chức năng đô thị Ao Sào, phường Thịnh Liệt (Hoàng Mai) do Công ty CP đầu tư & phát triển Lũng Lô 5 làm chủ đầu tư nợ nghĩa vụ tài chính lên tới gần 379 tỷ đồng, riêng tiền sử dụng đất hơn 245 tỷ đồng.
Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà nợ 66 tỷ đồng, trong đó 36 tỷ đồng tiền sử dụng đất, số còn lại là tiền chậm nộp; Dự án tòa nhà hỗn hợp AZ Sky lô đất CN1 Khu đô thị mới Định Công (Hoàng Mai) do Công ty TNHH Đá quý Thế Giới làm chủ đầu tư được nhắc đến với 145 tỷ đồng tiền nợ, trong đó nợ tiền sử dụng đất là hơn 97 tỷ đồng; Công ty CP CP Đầu tư và xây dựng số 2 (Vina 2) nợ hơn 21 tỷ đồng tiền chậm nộp tại dự án Khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ, phường Đại Kim (Hoàng Mai)...
Báo cáo cũng kiến nghị UBND TP Hà Nội tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 15/2018/NQ-HĐND, các kiến nghị giám sát, Kết luận phiên giải trình của HĐND TP... xem xét thành lập tổ công tác liên ngành rà soát, đôn đốc, đề xuất hướng xử lý vướng mắc với từng dự án; Chỉ đạo UBND quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm trách nhiệm giám sát, đánh giá đầu tư đối với từng dự án; Sở TN&MT khẩn trương hoàn thành hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu quản lý đất đai. Sở KH&ĐT khẩn trương xây dựng hệ thống thông tin quản lý dự án ngoài ngân sách để thuận tiện theo dõi. Sở QH&KT tăng cường rà soát tiến độ điều chỉnh quy hoạch từng dự án.
Đôn đốc chủ đầu tư khẩn trương triển khai dự án theo đúng tiến độ cam kết, có kế hoạch, lộ trình khắc phục sai phạm. Làm rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị chậm thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kiến nghị Đoàn giám sát của HĐND TP, trong việc khắc phục tồn tại, vi phạm của các dự án sử dụng đất chậm triển khai được nêu.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bất động sản Khánh Hòa bật tăng sau sáp nhập, cẩn trọng "bong bóng" giá đất

Bất động sản Khánh Hòa bật tăng sau sáp nhập, cẩn trọng "bong bóng" giá đất

09 Jul, 09:31 AM

Kinhtedothi - Sau khi chính thức sáp nhập Ninh Thuận vào Khánh Hòa, thị trường bất động sản (BĐS) Khánh Hòa mới nhanh chóng trở thành một trong những điểm sáng thu hút nhà đầu tư tại Nam Trung Bộ nhờ quỹ đất ven biển mở rộng và hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, giá đất một số khu vực liên tục lập đỉnh so với thu nhập của người dân.

Giải pháp để thị trường bất động sản lành mạnh

Giải pháp để thị trường bất động sản lành mạnh

08 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi - Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết trong việc rà soát và hoàn thiện chính sách thuế đối với đất đai, đặc biệt với tình trạng đất bỏ hoang, đất chậm hoặc không đưa vào sử dụng hiệu quả.

Bảng giá đất mới: Cần lộ trình bài bản và khoa học

Bảng giá đất mới: Cần lộ trình bài bản và khoa học

08 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Thị trường bất động sản (BĐS) đang bước vào giai đoạn chuyển mình với những biến động lớn về bảng giá đất tại nhiều địa phương. Sự thay đổi này được kỳ vọng sẽ góp phần giúp thị trường trở nên minh bạch và chuyên nghiệp, nhưng cũng đặt ra hàng loạt thách thức, đòi hỏi một lộ trình điều chỉnh hợp lý.

Thị trường BĐS Hà Nội: bứt tốc mạnh mẽ sau sáp nhập?

Thị trường BĐS Hà Nội: bứt tốc mạnh mẽ sau sáp nhập?

04 Jul, 05:34 PM

Kinhtedothi - Hòa cùng làn sóng đổi mới khi Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền đô thị 2 cấp, các nhà đầu tư không chỉ kỳ vọng vào thủ tục hành chính tinh gọn thuận tiện hơn, mà còn mong đợi cú huých từ hạ tầng để hồi sinh dòng vốn, tạo nên cú bứt tốc mạnh mẽ cho thị trường bất động sản (BĐS) sau sáp nhập.

Livehouse: Lời giải giảm áp lực giá bất động sản trong đô thị

Livehouse: Lời giải giảm áp lực giá bất động sản trong đô thị

03 Jul, 06:27 PM

Kinhtedothi - Giá đất tại các đô thị lớn liên tục lập đỉnh khiến nhu cầu an cư và đầu tư của người dân gặp nhiều rào cản. Trong bối cảnh đó, mô hình bất động sản đa công năng Livehouse được kỳ vọng vừa cân bằng bài toán sử dụng - khai thác - sở hữu tài sản, vừa giảm áp lực giá đất ở các khu vực lõi đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ