Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: đa dạng hoá sản phẩm, nâng giá trị cho cây sen

Kinhtedothi – Chiều 11/7, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại kiểm tra, đánh giá mô hình khuyến nông sản xuất hoa sen gắn với xây dựng nhãn hiệu và phát triển du lịch tại xã Chuyên Mỹ.

Tại đây, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại và đoàn công tác đã tham quan thực tế mô hình sản xuất hoa sen quy mô 7,5ha, với 10 hộ tham gia thực hiện. Mô hình đang phát huy hiệu quả tốt khi các hộ thu nhập khá từ việc làm chè sen tươi, với giá bán buôn trung bình 25.000 – 40.000/bông.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại kiểm tra, đánh giá mô hình khuyến nông sản xuất hoa sen gắn với xây dựng nhãn hiệu và phát triển du lịch tại xã Chuyên Mỹ. Ảnh: Ánh Ngọc

Bà Nguyễn Thị Toàn, ở thôn Ngọ, xã Chuyên Mỹ (đại diện nhóm hộ) chia sẻ: “Trồng sen để thu lấy hoa tươi làm chè sen cho hiệu quả cao hơn trồng sen lấy hạt nên gia đình tôi xác định hướng làm kinh tế lâu dài từ cây sen và làm chè sen. Mong muốn của tôi là tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Môi trường trong việc phát triển sản phẩm OCOP, xây dựng nhãn hiệu, đưa sản phẩm chè sen vươn ra thị trường quốc tế.”

Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Nguyễn Thị Kim Quế, thực hiện chủ trương của T.Ư và TP về phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp gắn với du lịch, những năm gần đây, Trung tâm đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất hoa sen với tổng quy mô 59,5ha và 23 hộ tham gia thực hiện.

Riêng năm 2025, bên cạnh mô hình sản xuất hoa sen gắn với xây dựng nhãn hiệu và phát triển du lịch theo chương trình khuyến nông T.Ư (7,5ha), trung tâm triển khai mô hình sản xuất hoa sen giống mới năng suất, chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu tại 2 huyện cũ là Mỹ Đức và Phúc Thọ (20ha). Các giống sen trồng tại mô hình, gồm: sen Bách Diệp, sen Super, sen Quan Âm, sen Mặt Bằng.

Các mô hình cho hiệu quả kinh tế rõ rệt. Cụ thể, đối với sen lấy hoa (sen Bách Diệp, sen Super…) cho giá trị thu nhập từ 320.000.000 - 360.000.000 đồng/ha (trong thời gian 3 tháng); đối với sen lấy hạt (sen Mặt Bằng) cho giá trị thu nhập từ 175.000.000 đồng - 210.000.000 đồng/ha.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đánh giá hiệu quả từ mô hình thu hái hoa làm chè sen của hộ bà Nguyễn Thị Toàn (thôn Ngọ, xã Chuyên Mỹ). Ảnh: Ánh Ngọc

Bên cạnh bán hoa tươi, hoa sen còn dùng để trang trí, trà sen. Ngoài ra, hạt sen có thể dùng để làm nấu chè, sấy khô làm mứt, chế biến dược liệu. Lá sen dùng để gói thực phẩm, làm trà, dược liệu. Củ sen dùng làm thực phẩm. Cọng lá, cọng hoa, cọng gương của cây sen được sản xuất tơ sen.

Đánh giá về mô hình sản xuất hoa sen, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Nguyễn Xuân Đại nhận định, thực tế đã cho thấy, các sản phẩm được chế biến từ cây sen rất đa dạng và ngày càng được nghiên cứu, chế biến theo những cách tiếp cận mới, phù hợp với xu thế thị trường và thị hiếu người tiêu dùng.

Trên địa bàn TP ngày càng có nhiều các mô hình trồng sen phát triển gắn với các loại hình du lịch sinh thái như: chụp ảnh lưu niệm, ẩm thực, làm trà sen và nhiều sản phẩm từ sen khác. Điển hình như một số đầm sen tại các huyện cũ như Phú Xuyên, Mỹ Đức, Tây Hồ.… mỗi ngày có hàng trăm lượt khách đến tham quan, check in, chụp ảnh. Từ đó tạo thêm nhiều việc làm cũng như nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Đặc biệt, với bàn tay tài khéo của các nghệ nhân, doanh nhân, cây sen đã trở thành nguyên liệu chính để làm nên nhiều sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống hàng ngày của người Việt, trong đó có nhiều sản phẩm OCOP được người tiêu dùng ưa chuộng, được bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

“Với những lợi ích của cây sen mang lại, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội tiếp tục chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông triển khai nhân rộng các mô hình khuyến nông sản xuất hoa sen trên địa bàn TP. Qua đó, từng bước mở rộng diện tích trồng sen, nâng giá trị cho cây sen, tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị hecta canh tác, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Sở cũng xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng để khơi dậy tiềm năng phát triển các sản phẩm OCOP, kích cầu du lịch, góp phần xây dựng diện mạo Thủ đô xanh, sinh thái, giàu bản sắc.” – ông Nguyễn Xuân Đại nhấn mạnh.

Trà sen - Món quà độc đáo của người Hà Nội

Trà sen - Món quà độc đáo của người Hà Nội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sau thuỷ điện Hoà Bình, đến lượt thuỷ điện Tuyên Quang xả lũ

Sau thuỷ điện Hoà Bình, đến lượt thuỷ điện Tuyên Quang xả lũ

14 Jul, 01:35 PM

Kinhtedothi - Từ 14 giờ chiều 14/7, Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang mở 1 cửa xả đáy hồ chứa thủy điện Tuyên Quang. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các tỉnh, TP (bao gồm cả Hà Nội) tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hồ đập và vùng hạ du.

Nan giải bài toán chợ "cóc": Cần cơ chế hút vốn cho chợ truyền thống

Nan giải bài toán chợ "cóc": Cần cơ chế hút vốn cho chợ truyền thống

14 Jul, 10:04 AM

Kinhtedothi- Thời gian qua, TP Hà Nội đang triển khai nhiều biện pháp nhằm từng bước xóa bỏ các chợ “cóc”, chợ tạm tồn tại trên địa bàn, góp phần đảm bảo trật tự đô thị và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, để xử lý triệt để và tránh tình trạng tái phát, bên cạnh sự vào cuộc của chính quyền cơ sở, cần có cơ chế phù hợp để thu hút nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ truyền thống.

SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp

SeABank tổ chức “Ngày hội đổi rác lấy quà” - Lan tỏa lối sống xanh vì Hà Nội sạch đẹp

14 Jul, 08:48 AM

Kinhtedothi - Hướng đến mục tiêu xây dựng lối sống xanh và nâng cao ý thức phân loại rác trong cộng đồng, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) triển khai chương trình thường kỳ “Ngày hội đổi rác lấy quà” tại trụ sở SeABank số 25 Trần Hưng Đạo, phường Hoàn Kiếm, Hà Nội.  Chương trình “Ngày hội đổi rác lấy quà” nằm chuỗi hoạt động vì môi trường “Let’s Go Green with SeABank” được Ngân hàng triển khai thường niên với rất nhiều hoạt động thiết thực như: trồng cây xanh, dọn dẹp vệ sinh môi trường, thu dọn bờ biển, tặng quà thân thiện môi trường, tái chế rác thải.

Hà Nội: bảo đảm an toàn các trọng điểm đê điều xung yếu

Hà Nội: bảo đảm an toàn các trọng điểm đê điều xung yếu

14 Jul, 08:38 AM

Kinhtedothi - Bước vào cao điểm mùa mưa bão, việc bảo đảm an toàn tuyệt đối các trọng điểm xung yếu đê điều là nhiệm vụ được TP Hà Nội đặt lên hàng đầu, đặc biệt là trước diễn biến ngày một bất thường, khó lường của các loại hình thiên tai.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ