Hà Nội: Đâu rồi những “con kênh xanh xanh”?

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hiện nay, nguồn nước của một số kênh, mương tại Hà Nội đang bị ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề đang là vấn đề nan giải, khó kiểm soát, đe dọa tới sự phát triển bền vững kinh tế- xã hội. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước là do nước thải của các cơ sở sản xuất, làng nghề, khu vực chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, khu vực dân sinh… chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng đã xả vào hệ thống công trình thủy lợi.

Kinhtedothi - Hiện nay, nguồn nước của một số kênh, mương tại Hà Nội đang bị ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề đang là vấn đề nan giải, khó kiểm soát, đe dọa tới sự phát triển bền vững kinh tế- xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước là do nước thải của các cơ sở sản xuất, làng nghề, khu vực chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, khu vực dân sinh… chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng đã xả vào hệ thống công trình thủy lợi.
Con kênh dọc đường Nguyễn Cơ Thạch (Nam Từ Liêm) bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Mương dọc đường Nguyễn Cơ Thạch (Nam Từ Liêm) bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Mặt khác, hầu hết tại các làng nghề, các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, nằm trong khu dân cư, do mặt bằng chật hẹp nên khó xây dựng hệ thống xử lý môi trường. Đa số các hộ sản xuất của làng nghề chưa đầu tư thích đáng nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước thải, bụi, chất thải rắn. Công tác quản lý và những giải pháp bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức... Cùng với đó, do ý thức và nhận thức của người dân làng nghề về bảo vệ môi trường còn chưa cao nên ô nhiễm môi trường trở thành mối đe dọa tới sinh thái, sức khỏe cộng đồng dân cư, đến sự tồn tại, phát triển của chính các làng nghề và là một trong những thách thức lớn, rất khó kiểm soát.

Để giảm thiểu sự ô nhiễm nguồn nước một số chuyên gia cho rằng, lượng nước thải chưa qua xử lý của Hà Nội ngày càng tăng do áp lực dân cư tại các khu đô thị. Vì vậy, về lâu dài cần có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước bằng cách kiểm soát lượng nước thải từ nhà máy, bệnh viện, chất thải, nước thải sinh hoạt. Riêng đối với hệ thống k
ênh, ngòi cần phải nạo vét, làm trong nguồn nước chảy qua.

Để từng bước quản lý tình trạng xả thải bừa bãi, TP Hà Nội đã chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường sự phối hợp, vận động tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, cũng như có biện pháp xử lý nước thải trước khi xả vào môi trường và hệ thống công trình thủy lợi.

Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cùng chính quyền cơ sở cần tiếp tục có biện pháp xử lý triệt để đối với các tổ chức, cá nhân xả nước thải trực tiếp chưa qua xử lý vào hệ thống công trình thủy lợi
.
Một số kênh mương tại Hà Nội bị ô nhiễm nghiêm trọng:
Nước ở con mương trên đường Phú Minh, Minh Khai, Bắc Từ Liêm đen kịt, bốc mùi hôi thối.
Nước ở con mương dọc đường Phú Minh, Minh Khai, Bắc Từ Liêm đen kịt, bốc mùi hôi thối.
Con mương chảy qua cầu Đăm (Tây Tựu, Bắc Từ Liêm)
Con mương chảy qua cầu Đăm (Tây Tựu, Bắc Từ Liêm) ngầu bọt vì bị xả thải.
Đoạn mương chân cầu Trũng Vỡ (Tân Hội, Đan Phượng).
Đoạn mương dưới chân cầu Trũng Vỡ (Tân Hội, Đan Phượng).
kênh T2 chảy qua địa phận xã Sơn Đồng bị ô nhiễm nghiêm trọng nhiều năm qua chính là bởi việc xả trực tiếp chất thải nông sản, thực phẩm ra con kênh T2 của một số cơ sở sản xuất nông phẩm làm miến rong, mạch nha, bún… ở xã Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế  nằm ở thượng nguồn con kênh.
Nhiều năm qua, kênh T2 chảy qua địa phận xã Sơn Đồng (Hoài Đức) bị ô nhiễm nghiêm trọng chính là bởi việc xả trực tiếp chất thải nông sản, thực phẩm của một số cơ sở sản xuất nông phẩm làm miến rong, mạch nha, bún… ở xã Dương Liễu, Minh Khai, Cát Quế ((Hoài Đức) nằm ở thượng nguồn con kênh.
Không những bị tra tấn bởi mùi khí độc hằng ngày, hằng giờ, các hộ dân sống cạnh những dòng kênh ô nhiễm trầm trọng này còn bị muỗi, côn trùng hoành hành mỗi khi trời tối.
Không những bị tra tấn bởi mùi khí độc hằng ngày, hằng giờ, các hộ dân sống cạnh những dòng kênh ô nhiễm trầm trọng này còn bị muỗi, côn trùng hoành hành mỗi khi trời tối.
Con kênh chạy dọc qua làng nghề Dương Liễu (Hoài Đức). Nước trong kênh là nguồn nước thải có chứa tinh bột lẫn với các loại bã củ dong riềng, củ sắn và một số hóa chất dùng để tẩy trắng bột, chảy theo các tuyến kênh mương dẫn nước về địa phận xã Sơn Đồng (hệ thống kênh T2) thì bắt đầu phân hủy, kết tủa trên diện rộng làm tắc nghẽn dòng chảy.
Con kênh chạy dọc qua làng nghề Dương Liễu (Hoài Đức) bốc mùi hôi thối nồng nặc. Nước trong kênh là nguồn nước thải có chứa tinh bột lẫn với các loại bã củ dong riềng, củ sắn và một số hóa chất dùng để tẩy trắng bột, chảy theo các tuyến kênh mương dẫn nước về địa phận xã Sơn Đồng (hệ thống kênh T2) thì bắt đầu phân hủy, kết tủa trên diện rộng làm tắc nghẽn dòng chảy.
Cao Xá (Đức Thượng, Hoài Đức).
Con mương chảy qua thôn Cao Xá Hạ (Đức Giang, Hoài Đức) bị ô nhiễm trầm trọng. Được biết, Cao Xá Hạ là làng nghề làm bún bánh, thịt chó, mỗi ngày lượng nước thải đổ ra khoảng 200 - 300m3.
Không chỉ có Cao Xá Hạ mà kênh mương ở các thôn khác như Cao Trung (Đức Giang) cũng bị ô nhiễm
Không chỉ có Cao Xá Hạ mà kênh mương ở các thôn khác như Cao Trung (Đức Giang) cũng bị ô nhiễm

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần