Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Đề nghị công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp hằng tuần tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm Covid-19 tại nơi làm việc

Kinhtedothi-Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội hướng dẫn các cấp công đoàn Thủ đô phối hợp chính quyền đồng cấp, người sử dụng lao động triển khai, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc với phạm vi áp dụng là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố, đặc biệt doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và chế xuất.
Hôm nay (3/6), Ban Thường vụ  Liên đoàn Lao động TP Hà Nội đã ban hành văn bản Hướng dẫn số 11/HD-LĐLĐ về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc.
Theo đó, Liên đoàn Lao động TP hướng dẫn các cấp công đoàn Thủ đô phối hợp chính quyền đồng cấp, người sử dụng lao động triển khai, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 tại nơi làm việc với phạm vi áp dụng là các doanh nghiệp (DN) sản xuất kinh doanh trên địa bàn TP, đặc biệt DN trong các Khu CN&CX.
Đối với DN, Liên đoàn Lao động TP yêu cầu thành lập ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó các tình huống dịch Covid-19 có thể xảy ra tại nơi làm việc, tổ chức diễn tập một số tình huống phòng dịch (hoạt động của “Tổ An toàn Covid-19”, tình huống khi DN bị phòng tỏa, có trường hợp F0, F1, F2…); thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh (5K) tại nơi làm việc theo các quy định khác của T.Ư và TP. Đề nghị có không gian làm việc thông thoáng, bố trí ca kíp làm việc và giờ ăn linh hoạt đảm bảo giãn cách, thiết lập đường dây nóng để liên lạc với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP/Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã/Bộ Y tế (19009095), phân công và công khai tên, số điện thoại của cán bộ phụ trách công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 của DN và niêm yết công khai để người lao động biết.
Đồng thời, đề nghị DN thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả “Tổ An toàn Covid-19”, thường xuyên tổ chức tuyên truyền phổ biến các biện pháp về phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho toàn thể công nhân lao động (CNLĐ) được biết và thực hiện, hướng dẫn vận động CNLĐ ký cam kết thực hiện nghiêm biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19. Cùng đó, trước cổng DN cần gắn biển “Đo nhiệt độ, đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn trước khi vào” và bố trí đủ khu vực rửa tay, địa điểm, nhân lực kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế, sát khuẩn cho người lao động; hằng ngày vệ sinh khử khuẩn nhà xưởng, các dụng cụ, bề mặt, tay nắm, nút bấm và đảm bảo đủ vật tư, phương tiện, hậu cần phục vụ phòng chống dịch. Thường xuyên khử khuẩn, vệ sinh môi trường nhà xưởng sạch sẽ, hạn chế sử dụng điều hòa, cung cấp đủ nước sạch sử dụng cho ăn uống, sinh hoạt của công nhân 24/24 giờ; bố trí đủ nhà vệ sinh, thùng đựng chất thải đặt ở vị trí thuận tiện; chú ý phòng dịch ở các vị trí nguy cơ cao (cổng ra vào, nhà ăn, căng tin, phương tiện đưa đón CNLĐ) và khuyến khích lắp vách ngăn ở nhà ăn, nơi đông người.

Đặc biệt, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động TP đề nghị DN định kỳ ít nhất 1tuần/lần, công đoàn cơ sở (CĐCS) phối hợp người sử dụng lao động tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại nơi làm việc (theo mẫu Bảng đánh giá). Nếu có nguy cơ cao, không đảm bảo an toàn phòng dịch thì CĐCS kiến nghị ngay với người sử dụng lao động dừng sản xuất để thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời, đồng thời gửi Bảng tự đánh giá về công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để theo dõi, đôn đốc và giám sát thực hiện.   
Bên cạnh đó, đối với người lao động, Liên đoàn Lao động TP đề nghị trước khi đến nơi làm việc, cần tự kiểm tra thân nhiệt, theo dõi sức khỏe, thực hiện biện pháp sát khuẩn, vệ sinh cá nhân, chuẩn bị các trang bị phòng dịch cá nhân. Nếu có biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở thì ở nhà, không đến nơi làm việc, báo cho người quản lý trực tiếp biết và gọi điện thoại đường dây nóng để được hỗ trợ; đồng thời đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám, điều trị kịp thời. Đồng thời, cần sử dụng khẩu trang, giữ khoảng cách, không đến chỗ đông người, hạn chế tiếp xúc và  sử dụng phương tiện giao thông công cộng...
Tại nơi làm việc, người lao động cần tuân thủ nghiêm biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo đúng quy định 5K, đeo khẩu trang, khai báo y tế, cung cấp thông tin trung thực và đầy đủ về sức khỏe bản thân trước khi vào làm; giữ khoảng cách, hạn chế tiếp xúc, tụ tập đông người. Khi có biểu hiện nghi mắc Covid-19 hoặc phát hiện có ca bệnh, người tiếp xúc thuộc F1, F2 thì báo ngay “Tổ An toàn Covid-19” và cán bộ y tế xử lý kịp thời; rửa tay bắt buộc bằng xà phòng hoặc nước rửa tay trước khi vào làm việc, sau giờ giải lao, trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh; sát khuẩn tay khi tiếp xúc với các bề mặt, tay nắm, nút bấm... Kết thúc ca làm việc, cần vệ sinh, sát khuẩn khu vực làm việc của mình; không mang phương tiện, dụng cụ khi làm việc về nhà; thực hiện nghiêm biện pháp 5K ngoài nơi làm việc; không tụ tập, hạn chế tiếp xúc và luôn giữ khoảng cách an toàn phòng dịch…
 
Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

11 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thành lập 3 tổ công tác đặc biệt, tập trung chỉ đạo xuyên suốt theo từng lĩnh vực, từng địa bàn.

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

11 Jul, 08:29 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.

Thanh Hóa giữ đà tăng trưởng GRDP gần 8%

Thanh Hóa giữ đà tăng trưởng GRDP gần 8%

10 Jul, 09:48 PM

Kinhtedothi - 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa ghi nhận thêm 1.725 doanh nghiệp thành lập mới, đứng đầu Bắc Trung bộ. GRDP toàn tỉnh tăng 7,88%, thu ngân sách đạt gần 30.000 tỷ đồng. Cùng với đó, công tác sắp xếp bộ máy, tinh gọn chính quyền được triển khai quyết liệt, tạo tiền đề cho phát triển bền vững.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ