Hà Nội đề xuất hỗ trợ 100% chi phí đào tạo nghề cho nhiều đối tượng
UBND TP Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết Quy định mức hỗ trợ chi phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội.

Có 3 đối tượng được UBND TP Hà Nội đề xuất hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, bao gồm:
- Đối tượng học nghề theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng. Đó là: phụ nữ, lao động nông thôn, người khuyết tật, trong đó ưu tiên người khuyết tật và các đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Đối tượng học nghề theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất. Theo đó, người lao động bị thu hồi đất, gồm có: Người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi; người lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà phải di chuyển chỗ ở.
- Đối tượng học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng. Đó là người chấp hành xong hình phạt tù đã trở về cộng đồng không thuộc đối tượng hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Mức hỗ trợ chi phí đào tạo bằng 100% giá dịch vụ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng chính sách hỗ trợ với các mức khác nhau theo văn bản quy định của Chính phủ, TP Hà Nội ban hành thì chỉ được hưởng mức hỗ trợ cao nhất.
Theo tổng hợp của UBND TP Hà Nội, năm 2024, 13.990 người lao động có nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp. Trong số 30 ngành, nghề trình độ sơ cấp, dưới 3 tháng, nhiều người lao động mong muốn học nghề lái xe ô tô hạng B2; pha chế đồ uống; may công nghiệp; chăn nuôi thú y; trồng rau hữu cơ, rau an toàn; trồng lúa chất lượng cao...

Hà Nội tăng chi phí đào tạo nghề, nhiều người dân được hưởng lợi
Kinhtedothi - Việc Hà Nội ban hành giá dịch vụ đào tạo 30 nghề trình độ sơ cấp được tính đúng, tính đủ là điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề đảm bảo đạt chất lượng; người lao động được thụ hưởng chính sách đào tạo nghề theo quy định.

Hà Nội đào tạo nghề cho 235.000 người, gắn với giải quyết việc làm
Kinhtedothi – Hà Nội đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu, đặt hàng của DN; tập trung đào tạo những ngành, nghề xã hội và thị trường có nhu cầu cao, gắn với chương trình phát triển kinh tế xã hội của TP và từng địa phương.

Hà Nội dự kiến đào tạo nghề nông nghiệp cho 5.740 người
Kinhtedothi - Tại kế hoạch về đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng vừa ban hành, UBND TP Hà Nội đặt mục tiêu trang bị kiến thức, kỹ năng nghề cho 13.990 người lao động trong năm 2024.