Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hà Nội: Định hướng đến năm 2030, diện tích canh tác lúa là khoảng 55.000ha

Việt An
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội ban hành kế hoạch triển khai Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 2/2/2023 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Mục đích của kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm tại Nghị quyết số 34/NQ-CP ngày 25/3/2021 của Chính phủ, Quyết định 1975/QĐ-TTg ngày 02/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 02/02/2023 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân nhằm bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn Thành phố trong mọi tình huống.

Đồng thời, phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức quốc tế để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, góp phần nâng cao đời sống của Nhân dân và giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, TP Hà Nội sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất sản xuất nông nghiệp, định hướng đến năm 2030 diện tích canh tác lúa còn khoảng 55.000ha (tương đương 110.000ha diện tích gieo trồng 2 vụ lúa), sản lượng lúa hàng năm đảm bảo ít nhất 660 nghìn tấn để làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực của Thành phố; phối hợp với các tỉnh, thành phố trên cả nước cung cấp đầy đủ, đa dạng, an toàn các loại lương thực, thực phẩm với chất lượng ngày càng cao cho nhu cầu của người dân. Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân, bảo đảm thu nhập của người dân khu vực nông thôn đến năm 2030 cao gấp từ 2 lần trở lên so với năm 2020, bảo đảm khả năng tiếp cận và chi trả cho nhu cầu lương thực, thực phẩm thiết yếu.

Bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng với khẩu phần ăn cân đối, khoa học; nâng mức tiêu thụ lương thực; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi xuống dưới 10%, thể nhẹ cân xuống còn 6% và tỷ lệ thừa cân béo phì của trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 3%. 

Về giải pháp, Thành phố chú trọng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền về công tác bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, an ninh lương thực của Thành phố. Tiếp tục cơ cấu lại để phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, không ngừng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Nghiên cứu đổi mới cơ chế chính sách bảo đảm an ninh lương thực. Nâng cao khả năng và quyền tiếp cận của người dân đối với lương thực, thực phẩm an toàn, bảo đảm dinh dưỡng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; trình độ nghiên cứu; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ…